Trong quá trình làm việc, khen thưởng các cá nhân có thành tích tốt là một phần không thể thiếu. Từ đó, lãnh đạo, quản lý có thể hiểu hơn về năng lực của chính nhân viên. Và không chỉ mỗi lãnh đạo, quản lý xem xét mà chính bản thân mỗi cá nhân đều phải làm báo cáo thành tích cá nhân. Vậy báo cáo này là gì và cách thực hiện như thế nào?

1. Báo cáo thành tích cá nhân là gì?

Mẫu báo cáo thành tích cá nhân là văn bản thể hiện toàn bộ kết quả của người lao động trong thời gian người lao động tham gia làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp. Nội dung báo cáo thành tích có thể bao gồm thành tích đạt được của đơn vị, doanh nghiệp nói chung và cá nhân người lao động nói riêng, những công việc, hạng mục được giao đã hoàn thành.

Báo cáo thành tích cá nhân sẽ giúp cấp trên dễ dàng tổng hợp, đánh giá năng lực và thực hiện triển khai khen thưởng nhân viên hợp lý.

Việc chuẩn bị báo cáo thành tích cá nhân rõ ràng cả về hình thức lẫn nội dung sẽ góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp trong tác phong làm việc của người viết báo cáo, giúp người lao động ghi điểm trong mắt cấp trên. Đồng thời, giúp nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục đề nghị được khen thưởng theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mà người lao động đang làm việc, công tác.

2. Khi nào cần báo cáo thành tích cá nhân?

Báo cáo thành tích cá nhân là một văn bản thật sự cần thiết đối với mỗi người lao động và người lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Văn bản là sự thể hiện, ghi nhận các kết quả đạt được của người lao động trong suốt quá trình làm việc để được trình lên cấp trên. Đồng thời là căn cứ để lãnh đạo xem xét vào nội dung báo cáo các thành tích mà người lao động đó đạt được tiến hành công nhận và trao khen thưởng.

Vậy khi nào cần báo cáo thành tích cá nhân?

+ Khi người lao động cần đề xuất một vấn đề, kiến nghị nâng lương, nâng bậc, thăng chức, khen thưởng theo sự yêu cầu của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;

+ Lãnh đạo cấp trên căn cứ vào văn bản này để tiến hành xem xét, tổng hợp, đánh giá người lao động để đưa quyết định khen thưởng, động viên chính xác.

3. Vai trò của báo cáo thành tích cá nhân:

Đối với bản thân người lao động, để thông tin cho cấp quản lý biết kết quả, hiệu suất làm việc của mình – sẽ cần dùng đến mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cá nhân, điền thông tin vào đó và nộp lên.

Với cấp quản lý, báo cáo thành tích của từng đơn vị nói chung và cá nhân nói riêng sẽ giúp họ dễ dàng tổng hợp, đánh giá năng lực làm việc của nhân viên và đưa qua quyết định khen thưởng cũng như những chiến lược quản lý, phân bổ lao động một cách hợp lý.

4. Mẫu báo cáo thành tích cá nhân:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày … tháng …năm 2020

MẪU BÁO CÁO THÀNH TÍCH

(Đề nghị tặng, khen thưởng …)

I. Sơ yếu lý lịch

Họ và tên: …………………………………………… Nam/nữ: ………………

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………..

Quê quán: …………………………………………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………..

Đơn vị công tác: …………………………………………………………………

Chức vụ hiện nay: ………………………………………………………………..

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ………………………………………………..

Ngày vào Đảng chính thức (hoặc ngày tham gia công tác các đoàn thể): ……….

Quá trình công tác: ………………………………………………………………

Những khó khăn, thuận lợi trong khi thực hiện công việc: ………………………

II. Thành tích đạt được

  1. Sơ lược thành tích của đơn vị, doanh nghiệp: ………………………………..
  2. Thành tích đạt được của cá nhân

+ Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:

……………………………………………………………………………………

+ Thành tích đạt được:

……………………………………………………………………………………

III. Các hình thức đã được khen thưởng

  1. Danh hiệu thi đua

Ghi rõ danh hiệu thi đua, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận thi đua, cơ quan ban hành quyết định.

       2. Hình thức khen thưởng

Ghi rõ hình thức khen thưởng; ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng, cơ quan ban hành khen thưởng.

 

XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN

                         (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)                              

 

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

5. Hướng dẫn cách viết báo cáo thành tích cá nhân:

Thứ nhất: Về thông tin cá nhân và thông tin đơn vị công tác

Khi thực hiện viết báo cáo thành tích cá nhân, các thông tin của người lập báo cáo và đơn vị công tác cần phải được chính xác tuyệt đối. Vì đó là cơ sở để cấp trên xem xét thông tin và đưa ra những quyết định có liên quan.

Việc cung cấp  đúng thông tin không chỉ nhằm mục đích có lợi cho các mục đích của việc làm báo cáo như khen thưởng… mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp của người lập báo cáo  trong công việc.

Trong trường hợp khi người lập báo cáo điền sai thông tin cá nhân hoặc của đơn vị công tác, quá trình thực hiện các thủ tục xét thưởng cũng như các  mục đích khác sẽ bị gián đoạn. Gây mất thời gian cho cả đơn vị cấp trên cung như của người lập báo cáo.

Thứ hai: Về thành tích đạt được trong báo cáo thành tích cá nhân

Nội dung báo cáo nêu rõ thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách; các sáng kiến, kinh nghiệm, nghiên cứu và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về công việc nhiệm vụ được giao.

Đây là nội dung quan trọng nhất trong báo cáo thành tích cá nhân. Nội dung này quyết định mục đích của việc viết báo cáo có được cấp trên chấp nhận hay không.

Người viết báo cáo phải dựa vào những nhiệm vụ mình được giao trong quá trình công tác để từ đó làm cơ sở đánh giá năng lực, thành tích của mình. So sánh được thành tích qua các năm, cho thấy rõ được sự tiến bộ của cá nhân nếu có.

Ngoài những nhiệm vụ được giao, người soạn thảo còn căn cứ vào những sáng tạo trong công việc của người viết báo cáo để cung cấp thông tin về thành tích. Đây là điểm nổi bật của cá nhân đó trong quá trình công tác  – một yếu tố quan trọng để cấp trên xem xét khen thưởng.

Quan trọng trong nội dung thành tích này, các thành tích phải chứng minh được nó không chỉ tốt cho bản thân cá nhân đạt được mà còn đem lại hiệu quả cao trong công việc dẫn đến tổ chức, đơn vị cũng từ đó nâng cao hình ảnh, chất lượng và năng lực.

Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện…). Ví dụ:

– Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động… việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

– Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,…

– Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội…).

– Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của trung ương hội, đoàn thể giao.

– Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương…

 

5. Thế nào là một báo cáo thành tích cá nhân chuyên nghiệp?

Một mẫu bìa báo cáo thành tích cá nhân chuyên nghiệp và chính xác cần thỏa mãn nhiều yếu tố. Bao gồm cả về nội dung lẫn hình thức. Cụ thể:

Về mặt nội dung

Báo cáo phải thể hiện được một số nội dung sau đây:

  • Tên bản báo cáo
  • Thông tin cá nhân cơ bản của đối tượng thực hiện báo cáo;
  • Các trách nhiệm cũng như những phân công công việc được giao;
  • Thuận lợi và các rào cản trong quá trình làm việc;
  • Thành tích nổi bật mà cá nhân đạt được;
  • Mong muốn và những nguyện vọng của bản thân;
  • Cuối cùng là chữ ký cá nhân của người thực hiện báo cáo.

Về mặt hình thức

Bản báo cáo phải đảm bảo soạn thảo theo đúng quy chuẩn của một văn bản hành chính. Hướng đến thể hiện sự chuyên nghiệp.

Ban lãnh đạo sẽ đánh giá cực kỳ cao những người làm việc tốt và có sự tỉ mỉ, cẩn thận. Sau đây là một số yêu cầu về mặt hình thức khi soạn thảo một văn bản chuyên nghiệp. Cụ thể:

  • Báo cáo phải được in trên khổ giấy A4 (210mm x 297mm);
  • Cỡ chữ 13 hoặc 14;
  • Font chữ: Times New Roman;
  • Khoảng cách giữa các dòng là 1.5 dòng.

Bên cạnh đó, bản báo cáo cần phải có bố cục rõ ràng. Phân chia từng phần sao cho hợp lý, hợp logic.

Thông thường, bản báo cáo thành tích thường chia thành 3 mục chính. Đó là:

  • Sơ lược lý lịch
  • Thành tích đạt được
  • Các hình thức khen thưởng đã được nhận

Ngoài ra, một số mẫu báo cáo có sẵn trên mạng giúp người lao động tiết kiệm được kha khá thời gian. Tuy nhiên, khi dùng các mẫu có sẵn này, cần chú ý lựa chọn mẫu báo cáo sao cho phù hợp với nhu cầu, mục đích cá nhân và vai trò, vị trí của người lao động.

6. Những lưu ý khi viết báo cáo thành tích cá nhân:

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có một bản báo cáo thành tích cá nhân chỉn chu và chuyên nghiệp hơn.

Nội dung thể hiện ngắn gọn, cụ thể

Nên tránh việc viết dài dòng, lan man, không cụ thể vấn đề. Bạn cần viết nội dung sao cho ngắn gọn, dễ hiểu. Thế nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết.

Để khắc phục điều này, bạn nên phác thảo những mục chính. Đồng thời các nội dung chủ yếu của từng mục. Sau đó, triển khai nội dung từ những mục đã phát thảo. Việc này vừa tránh được sự dài dòng, lan man. Lại vừa giúp bạn kiểm soát được nội dung có đầy đủ hay chưa.

Tránh viết sai chính tả

Sai chính tả là điều không thể chấp nhận được trong một văn bản mang tính chuyên nghiệp. Không phải cố ý mà đôi khi, việc viết quá nhanh hay thiếu tập trung có thể dẫn đến việc gõ sai từ. Thậm chí là nhảy chữ không đáng có.

Để khắc phục điều này, bạn là cần cẩn trọng hơn. Nên đọc đi đọc lại thật kỹ báo cáo của mình nhiều lần.

Nếu cần thiết, hãy in ra giấy và nhờ ai đó kiểm tra giúp một lần nữa. Hoặc bạn có thể sử dụng chức năng kiểm tra chính tả tự động của Microsoft Word. Hướng đến đảm bảo rằng báo cáo của mình không bị sai chính tả.

Thông tin phải chính xác, trung thực

Toàn bộ thông tin thể hiện trong bản báo cáo phải chính xác, trung thực. Được dẫn chứng cụ thể bằng số liệu thực tế. Điều này giúp cấp trên dễ dàng sàng lọc, đánh giá nhân viên. Qua đó, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với cấp trên.

Việc cung cấp một vài thông tin thiếu tính trung thực có thể làm cho cả bản báo cáo của bạn mất giá trị hoàn toàn. Cho dù thông tin đó không ảnh hưởng nhiều đến nội dung của bản báo cáo. Điều này thì thật là đáng tiếc đúng không? Công sức của bạn cả một năm dài sẽ bị “đổ sông đổ bể” vì 1 lỗi không đáng có này.

Vì vậy, phải thật thận trọng với các số liệu hay tỉ lệ phần trăm nhé.

Nêu đề xuất, đưa ra sáng kiến trong công việc

Cuối cùng, để được đánh giá cao, bạn cần đưa ra những đề xuất. Hay, các sáng kiến, những gì mở rộng, cải thiện ở đơn vị công tác. Các cấp lãnh đạo cũng sẽ rất tán thành và ủng hộ những ý kiến hay, khả khi.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải thể hiện mong muốn, nguyện vọng của mình cụ thể, rõ ràng. Và đừng quên đưa ra lý do ngắn gọn cho những đề xuất, nguyện vọng ấy nhé!

KẾT LUẬN:

Trên đây là một số thông tin và mẫu báo cáo thành tích cá nhân. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT