Lao động là cách giúp chúng ta tạo ra tiền bạc và cũng góp phần giúp sức khỏe luôn được rèn luyện mỗi ngày. Dù là lao động gì nhưng vẫn không khó tránh khỏi các tác hại, tai nạn nghề nghiệp ngoài ý muốn. Tham gia BHLĐ là quyền đồng thời là nghĩa vụ của NLĐ và người sử dụng lao động. Vậy, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động có bắt buộc hay không? Hãy cùng bePro.vn tìm hiểu về khái niệm cũng như những quy định về BH này dành cho người lao động qua bài biết bên dưới nhé! 

 

Khái niệm

 

Bảo hiểm an toàn lao động là sự bảo vệ dành cho đối tượng lao động trước mọi rủi ro, tai nạn trong quá trình làm việc. Đây là cách để NLĐ được bảo vệ tốt nhất và cũng giúp cho các tổ chức, đơn vị thuê có lòng tin với NLĐ. 

 

Hiện nay, bảo hiểm ATLĐ được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm gói cơ bản, bảo hiểm toàn diện… Tùy theo từng đơn vị thuê lao động mà sẽ chọn những loại bảo hiểm khác nhau.

 

Bảo hiểm lao động và những điều người lao động cần biết

Bảo hiểm lao động và những điều người lao động cần biết

Quy định về bảo hiểm lao động dành cho người lao động

 

Theo Điều 12 Luật An toàn vệ sinh LĐ 2015 quy định 7 hành vi bị cấm trong an toàn vệ sinh lao động, cụ thể:

 

Về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cấm người sử dụng lao động: 

– Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. 

– Không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

– Buộc NLĐ phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. 

– Buộc NLĐ tiếp tục làm việc khi nguy cơ xảy ra tai nạn lao động chưa được khắc phục.

 

Về đóng bảo hiểm: 

– Người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm không được trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

– Chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHATLĐ, bệnh nghề nghiệp.

– Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ , bệnh nghề nghiệp. 

– Không chi trả chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. 

– Quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật. 

– Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

 

Bảo hiểm lao động và những điều người lao động cần biết

BHLĐ và những điều người lao động cần biết

Lợi ích việc tham gia bảo hiểm 

 

Tùy theo từng ngành nghề mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Với các nghề như xây dựng, cơ khí thì sẽ dễ xảy ra tai nạn hơn là công việc văn phòng. Dưới đây là lợi ích của người lao động được hưởng nếu tham gia BHLĐ.

 

– Đảm bảo quyền lợi nếu có sự cố xảy ra với NLĐ

 

Tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc là điều mà không muốn xảy ra. Nhưng cũng không có cách phòng ngừa triệt để. Vì thế mà BHLĐ sẽ giúp ích cho NLĐ trong trường hợp này.

 

Ví dụ nếu tai nạn gây tổn thường về sức khỏe con người, không thể tiếp tục làm việc được. Thì bảo hiểm sẽ giúp chúng ta một phần chi phí khi điều trị khi không thể làm việc được. Và sau khi kết thúc HĐLĐ thì còn được nhận một khoản quyền lợi khác.

 

– Giảm thiểu tổn thất về tài chính xuống mức thấp nhất

 

Thất thoát tài chính là điều mà không ai cũng lo sợ. Vì không có cách nào để tránh triệt để được. Giải pháp tham gia các BHAT cho người lao động sẽ giúp ích hơn cho lao động cũng như tổ chức thuê lao động. Bảo hiểm sẽ giúp gánh bớt phần nào tiền bạc khi phải điều trị bệnh, khi thất nghiệp.

 

Bảo hiểm lao động và những điều người lao động cần biết

Những điều người lao động cần biết về BHLĐ

Khi nào được tham gia BHLĐ

 

Thông thường thì bảo hiểm an toàn cho NLĐ sẽ do bên thuê lao động mua. Dưới đây là điều kiện để người lao động chúng ta được sở hữu loại bảo hiểm này.

 

– Được tham gia bảo hiểm sau 3 tháng thử việc 

 

Dù lao động trong ngành nghề nào thì yêu cầu chung vẫn là phải qua 3 tháng thử việc mới được ký HĐLĐ và tham gia bảo hiểm. Đây là quy định chung của pháp luật đối với đơn vị thuê lao động. Bảo hiểm này chỉ được áp dụng với đối tượng NLĐ toàn thời gian tại đơn vị mà thôi.

 

– Tùy theo từng quy định của đơn vị thuê lao động

 

Ngoài ra thì điều kiện để có thể tham gia lao động đó chính là phụ thuộc một phần vào bên trực tiếp thuê lao động. Ví dụ như cần phải đạt thêm một số yêu cầu thì mới được mua BHLĐ. Hoặc tùy theo từng mô hình kinh doanh của công ty. Bên thuê lao động có cần thiết phải mua bảo hiểm cho nhân viên hay không.

 

Kết luận: 

 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về BH dành cho người lao động. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có thắc mắc về các dịch vụ kế toán khác, hãy liên hệ ngay với bePro.vn bạn nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn tận tình, miễn phí. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT