Các bước thành lập doanh nghiệp không phải là điều đơn giản và dễ thực hiện. Vì chúng cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Bạn đang mơ hồ về các bước quy trình, thủ tục đăng ký thành lập sao cho đúng. Có vô vàn các bước mà bạn chưa thật sự am hiểu. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bePro.vn tự tin sẽ hướng dẫn bạn các bước  thành lập công ty chuẩn và chính xác nhất. 

 

Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ doanh nghiệp

Bước 1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

Có rất nhiều các loại hình DN hợp pháp khác nhau được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập cần nắm rõ các đặc điểm nổi bật của từng loại hình. Từ đó lựa chọn để phù hợp với tình hình, với tầm nhìn phát triển của công ty. Có 4 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam. Các loại hình này cụ thể như sau: 

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn

Bao gồm công ty TNHH một thành viên, và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. 

Công ty TNHH một thành viên 

Là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ. Và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên 

Là doanh nghiệp có số thành viên từ 2 đến 50 thành viên góp vốn. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn. Trong phạm vi số vốn điều lệ công ty đã góp. Nhược điểm là cũng hạn chế thành viên, không phát hành được cổ phiếu. 

Các loại hình doanh nghiệp bạn cần biết

Các loại hình doanh nghiệp bạn cần biết

2. Doanh nghiệp tư nhân

Là DN một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm. Bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN. Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định các vấn đề của mình. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân sẽ không có tư cách pháp nhân. 

3. Công ty cổ phần 

Được biết đến là loại hình doanh nghiệp của công ty. Mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người mua cổ phần này gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

4. Công ty hợp danh

Là loại hình DN phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của Công ty. Và cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. 

Các bước thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

Các bước thành lập công ty theo quy định mới nhất

Bước 2. Chuẩn bị CMND (hộ chiếu) bản sao công chứng

Bản sao công chứng CMND chưa quá 3 tháng. Và thời hạn CMND không quá 15 năm.

Bước 3. Lựa chọn đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở

Người thành lập doanh nghiệp không được đặt tên DN trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của DN khác. Với DN đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trừ những đơn vị đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản. Đối chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Doanh Nghiệp. 

Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ của Việt Nam. Phải có thông tin được xác định gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố,….

Bước 4. Lựa chọn vốn điều lệ

Bước 5. Lựa chọn chức danh người đại diện công ty

Giám đốc hoặc Tổng Giám Đốc

Bước 6. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Bạn cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh của mình. Xem có cần điều kiện bổ sung gì không như vốn pháp định, các quy định khác,…

Các bước thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

Các bước thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

Các bước thành lập công ty

1. Soạn thảo hồ sơ công ty

Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Dự thảo điều lệ công ty.

– Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập.

– Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật.

– Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện. Theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật.

– Văn bản xác nhận vốn pháp định.

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề. Và CMND của người có chứng chỉ hành nghề. Đối với DN kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.

2. Nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh

3. Trường hợp ủy quyền đi nộp phải có giấy ủy quyền

4. Có thể đăng ký thành lập của Website của sở kế hoạch đầu tư để tiết kiệm thời gian

5. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về các bước ban đầu khi doanh nghiệp muốn thành lập công ty. Nếu có thắc mắc và cần hỗ trợ thực hiện thành lập doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ đến Công ty dịch kế toán dịch vụ bePro.vn để được tư vấn chi tiết hơn nhé! 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT