Cách tính thuế VAT (GTGT) là khác nhau đối với mỗi đối tượng khác nhau. Theo quy định hiện hành tính thuế GTGT có hai phương pháp được áp dụng. Đó phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Hãy cùng bePro.vn theo dõi bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về hai cách tính này nhé! 

Khái niệm

Cụm từ thuế GTGT chắc hẳn không còn xa lạ đối với mỗi kế toán. Thuế GTGT được định nghĩa như sau. Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh. Trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ. Và người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế. Người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Đó là lý do mà thuế GTGT được gọi là thuế gián thu. Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Ở một số quốc gia như Úc và New Zealand, VAT được gọi là GST (goods and services tax).

Cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp

Cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp

Mặt hàng không chịu thuế VAT

Theo Luật thuế giá trị gia tăng, các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT bao gồm:

  1. Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa được chế biến thành các sản phẩm khác nhau. Hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
  2. Các giống vật nuôi, giống cây trồng. Bao gồm cả trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi và vật liệu di truyền.
  3. Hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp. Như tưới, tiêu, cày bừa, nạo vét kênh mương, nội đồng. Và dịch vụ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.
  4. Muối được sản xuất từ nước biến hay các mỏ muối tự nhiên, muối tinh và iot.
  5. Nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
  6. Chuyển quyền sử dụng đất.
  7. Các loại bảo hiểm bao gồm. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm vật nuôi, cây trồng, tái bảo hiểm, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tàu thuyền…

 

Cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu thuế

Phương pháp khấu trừ thuế VAT

Đứng từ vị trí của doanh nghiệp, họ cũng có nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu. Hoặc sử dụng các dịch vụ trong quá trình sản xuất. Nên phát sinh thuế GTGT đầu vào, là khoản thuế GTGT mà doanh nghiệp trả cho nhà cung cấp nguyên vật liệu. Khi doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu này để sản xuất ra hàng hóa. Hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng. Thì khoản thuế VAT nằm trong giá bán mà người tiêu dùng chi trả là thuế GTGT đầu ra.

Công thức tính thuế khấu trừ thuế 

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT. Khi mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.

Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật. Có doanh thu hàng năm từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc tự nguyện áp dụng.

 

Cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp

Cách tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp

 Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:

– Tổ chức, cá nhân ngoại quốc không tiến hành kinh doanh theo Luật đầu tư. Cũng như các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân…. Không thực hiện các chế độ về kế toán, hóa đơn, chứng từ theo như quy định hiện hành.

– Cá nhân, hộ kinh doanh không có tiến hành thực hiện việc kiểm toán chứng từ, hóa đơn, kế toán theo luật.

– Các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý ở lĩnh vực vừa chế tác, vừa mua bán vàng bạc.

Công thức tính thuế suất thuế giá trị gia tăng trực tiếp:

– Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT.

(Cho trường hợp mua bán vàng bạc đá quý và chế tác vàng bạc đá quý).

– Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu 

(Áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có doanh thu lợi nhuận dưới 1 tỷ VNĐ. Hay không đăng ký tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp khấu trừ).

 

Cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp

Cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp

Trong đó:

– Thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

– Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng: GTGT = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra – Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào. 

Lưu ý: 

– Giá thanh toán bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý. Bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có). Thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm.

– Giá thanh toán mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu. Đã có thuế giá trị gia tăng dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về các cách tính thuế VAT theo hai phương pháp thông dụng nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho DN. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé!

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT