Cách tính thuế thu nhập cá nhân là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người. Bởi đây là khoản có liên quan trực tiếp với tiền lương, tiền công của NLĐ. Tuy nhiên, các công thức, phương thức để tính thuế khá phức tạp và khó hiểu. Vì vậy, bài viết dưới đây, bePro.vn sẽ hướng dẫn bạn các quy định và công thức tính thuế thu nhập cá nhân chính xác và chuẩn nhất 2020. 

Quy định về việc tính thuế TNCN

Theo Điều 7  của Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế TNCN và thuế suất. Cụ thể:

Thu nhập tính thuế TNCN được xác định bằng thu nhập chịu thuế. Trừ các khoản giảm trừ sau:

– Các khoản giảm trừ gia cảnh.

– Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện

– Và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân chính xác 2020

Người nộp thuế TNCN

Người nộp thuế TNCN là tất cả cá nhân cư trú và cá nhân cư trú. Tuy nhiên, không phải tất cả cá nhân trên nước ta đều phải nộp thuế. Mà chỉ người có thu nhập được tính thuế mới phải nộp thuế. Và chỉ người có thu nhập tổng > 09 triệu đồng/tháng (nếu không có người phụ thuộc). Mới phải nộp thuế TNCN. Nếu có 01 người phụ thuộc thì thu nhập phải > 12,6 triệu đồng/tháng. 

Công thức để tính thuế thu nhập cá nhân 

Hằng năm việc tính và nộp báo cáo thuế TNCN được quy định hạn cuối vào ngày thứ 90. Sau khi kết thúc năm tài chính dương lịch. 

Trước hết, bạn cần ghi nhớ 3 công thức sau để xác định mức thuế TNCN:

1. Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

2. Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – Một số khoản giảm trừ.

3. Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản được miễn thuế.

Các khoản trong thuế TNCN bạn cần biết 

1. Tổng lương nhận được: 

Là toàn bộ các khoản thu nhập người lao động nhận được trong kỳ (tháng) tính thuế. Gồm có : Lương + phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân chính xác 2020

2. Các khoản được miễn thuế :

– Tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca: Nếu mức chi cao hơn 730.000 VND. Thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của NLĐ.

– Phụ cấp điện thoại: Được miễn theo mức khoán chi đã quy định của công ty.

– Tiền phụ cấp trang phục : Miễn tối đa 5 triệu/người/năm.

– Tiền làm thêm giờ ban đêm cao hơn so với làm việc giờ hành chính. Sẽ được miễn phần cao hơn. Ví dụ: Lương của bạn là 200.000 đồng/ngày. Nếu bạn làm vào ngày lễ ⅕ (lương gấp 4). Thì số lương bạn nhận là 200.000 x 4 = 800.000 VND. Nhưng bạn chỉ cần đóng thuế cho 200.000 VND. Không cần đóng phần còn lại. 

– Các khoản phúc lợi: Khoản tiền nhận được do đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình NLĐ. 

– Khoản tiền thuê nhà được NLĐ trả thay : được miễn phần vượt quá 15%.   

3. Các khoản giảm trừ gia cảnh

Giảm trừ gia cảnh: Gồm có bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc. 

Đối với bản thân người nộp thuế: 

Trước ngày 1/7/2020 là được giảm 9 triệu/người/tháng. Và từ ngày 1/7/2020 sẽ được giảm 11 triệu/người/tháng. Lưu ý :

– Khoản giảm trừ bản thân 11 triệu này không cần phải đăng ký.

– Nếu NLĐ làm việc tại nhiều nơi thì chỉ được lựa chọn 1 nơi. Để tính giảm trừ bản thân.

Đối với người phụ thuộc :

Trước ngày 1/7/2020 sẽ được giảm 3,6 triệu/người/tháng. Và sau ngày 1/7/2020 : được giảm 4,4 triệu/người/tháng. Người phụ thuộc phải được đăng ký với Thuế. Và là người mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng (con,bố mẹ,…)

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân chính xác 2020

Hướng dẫn các bước tính thuế Thu nhập cá nhân

Để tính thuế TNCN chính xác, bạn cần tính được các thành phần. Các bước cụ thể được trình bày dưới đây:

1. Tính tổng thu nhập nhận được

 Bao gồm tất cả các khoản người lao động được chi trả.

2. Xác định, liệt kê các khoản được miễn thuế thu nhập cá nhân. 

Bạn lấy tổng thu nhập ở bước 1. Trừ đi tổng các khoản được miễn thuế. Sẽ thu được thu nhập chịu thuế của cá nhân.

3. Xác định các khoản được giảm trừ theo quy định. 

Bạn cần lưu ý, mỗi cá nhân chỉ được giảm trừ 1 nơi. Nếu người lao động ký hợp đồng với 2 nơi trở lên. Sẽ phải lựa chọn giảm trừ tại 1 nơi.

4. Tính thu nhập tính thuế

 Căn cứ vào công thức. Khi đó, kết quả sẽ rơi vào hai trường hợp:

– Trường hợp thu nhập tính thuế bị âm: Cá nhân này có mức thu nhập thấp hơn mức cần đóng thuế. Nên sẽ không bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

– Trường hợp thu nhập tính thuế dương: Bạn sẽ tính ra mức thuế TNCN cần nộp.

5. Tính thuế thu nhập cá nhân cần nộp. 

Ngoài mức thu nhập tính thuế đã tính được ở bước trên. Bạn còn cần tính thuế suất. 

Kết luận: 

Vừa rồi là những quy định và cách tính thuế TNCN. Bạn hãy tham khảo các bài viết liên quan khác của bePro.vn để nhận được nhiều thông tin bổ ích nhé. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan khác. Hãy liên hệ với bePro.vn để được tư vấn tận tình và miễn phí nhé. Chúc bạn thành công!  

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT