Đối với các bạn sinh viên xa nhà, hoặc công nhân xa quê, việc đăng ký tạm trú là điều bắt buộc phải làm. Vậy, đăng ký tạm trú cần gì? Thủ tục cần có ra sao. Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây. 

Đăng ký tạm trú là gì?

Trước khi đi giải quyết vấn đề “đăng ký tạm trú cần gì”, bạn cần trả lời được câu hỏi, đăng ký tạm trú là gì? Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Luật Cư trú 2020, “Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú”.

Như vậy, pháp luật Việt Nam không có quy định thế nào là đăng ký tạm trú. Nhưng dựa vào quy định trên có thể hiểu, đăng ký tạm trú là việc đi đăng ký cho nơi mà công dân sinh sống một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. 

Điều kiện đăng ký tạm trú 

Căn cứ vào Điều 27 Luật Cư trú 2020, điều kiện đăng ký tạm trú bao gồm:

  1. “1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
  2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
  3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.”

Như vậy, công dân thoả mãn 03 điều kiện này thì cần phải tiến hành đăng ký tạm trú. 

Hồ sơ cần có để đăng ký tạm trú

Đăng ký tạm trú cần gì sẽ được giải quyết dựa vào Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP, công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:

a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp 

b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng 

c) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

d) Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

đ) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp 

e) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;

g) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

h) Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện 

i) Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. 

k) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp

l) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh 

Hướng dẫn đăng ký tạm trú trực tiếp

– Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ như trên

– Bước 2. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an xã nơi đăng ký tạm trú

– Bước 3. Bổ sung hồ sơ nếu có và nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ

– Bước 4. Hẹn trả kết quả khi hồ sơ đã hợp lệ

– Bước 5. Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định của từng địa phương

– Bước 6. Căn cứ theo ngày trên Phiếu hẹn, đến và nhận kết quả giải quyết cư trú. 

Hướng dẫn đăng ký tạm trú online

– Bước 1. Đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú

– Bước 2. Đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia

– Bước 3. Chọn mục thủ tục Tạm trú

– Bước 4. Khai báo đầy đủ thông tin trên trang Khai báo tạm trú

– Bước 5. Hoàn thành quá trình đăng ký. 

Trên đây là một vài thông tin về đăng ký tạm trú cần gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ để được giải đáp sớm nhất.

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT