Đầu tư công đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Đây là hoạt động cần thiết nhằm cải thiện kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo nhiều cơ hội việc làm, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Để hiểu rõ hơn về đầu tư công là gì? Các vấn đề liên quan đến đầu tư công. Đọc hết bài viết dưới đây để đúc kết cho bản thân những kiến thức bổ ích về hoạt động này nhé! 

Đầu tư công là gì?

Khái niệm đầu tư công là gì được quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật đầu tư công năm 2019. Theo đó, đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.

Hoạt động đầu tư công bao gồm: Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công”

Nguyên tắc quản lý đầu tư công là gì?

Nguyên tắc quản lý đầu tư công là gì được quy định tại điều 12 Luật đầu tư công năm 2014, cụ thể: 

Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công. 

Vốn đầu tư công là gì? Có những loại nào?

Vốn đầu tư công là nguồn vốn của Nhà nước chi ra để đầu tư vào các hoạt động, dự án, chương trình cần thiết để phục vụ đời sống của nhân dân và phát triển cộng đồng.

Hiện nay, có 5 loại vốn đầu tư công, bao gồm:

  • Vốn ngân sách nhà nước: Đây là nguồn vốn không hoàn lại, không có khả năng thu hồi vốn hay thu hồi vốn chậm. Vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế nhà nước.
  • Vốn đầu tư từ các chương trình hỗ trợ: Nguồn vốn đầu tư đến từ các chương trình hỗ trợ đầu tư quốc gia được quyết định bởi chính phủ nhà nước.
  • Vốn tín dụng đầu tư: Nguồn vốn của nhà nước, được chính phủ cho vay với mức lãi suất bằng với nguồn vốn tự do hay vốn ODA. Vốn tín dụng này được sử dụng để đầu tư vào các dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định.
  • Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: Gồm giải ngân tiền vốn từ ngân sách nhà nước đã cấp cho doanh nghiệp, cùng với các khoản thu có lợi nhuận hoặc vốn vay của doanh nghiệp do Nhà nước bảo lãnh. Quản lý, phân bố và sử dụng đúng cách vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước ở các lĩnh vực để đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế đất nước.
  • Vốn vay trong nước và ngoài nước: Đây là nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài đối với những dự án đầu tư trong nước. Nguồn vốn trong nước gồm trái phiếu địa phương hoặc trái phiếu chính phủ (phiếu ngoại tệ, phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư, công trái xây dựng…).

Các hành vi bị cấm trong đầu tư công

Các hành vi bị cấm trong đầu tư công là gì được quy định tại điều 16 Luật đầu tư công năm 2019, gồm:

Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng.

Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.

Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.

Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.

Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.

Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.

Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư công 

Sau khi tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến đầu tư công là gì, BePro xin cung cấp đến bạn đọc một số nhân tố tác động  đến hoạt động này như sau: 

Thứ nhất, năng lực quản lý của cơ quan nhà nước. 

Để thực hiện các hoạt động đầu tư công có hiệu quả, năng lực quản lý của cơ quan nhà nước là yếu tố mang tính quyết định. Cơ quan quản lý đầu tư công phải biết phối hợp chặt chẽ, đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng. Tăng cường nguồn năng lực bằng cách có chế độ đãi ngộ phù hợp cùng với các chương trình hỗ trợ nâng cao kiến thức chuyên môn cho nguồn nhân lực. 

Thứ hai, kinh phí

Trước khi tiến hành các hoạt động đầu tư công, các bên liên quan cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ kinh phí một cách chặt chẽ, rõ ràng để bảo đảm cân bằng ngân sách của nhà nước.

Thứ ba, pháp lý

Hệ thống luật pháp cần phải được hoàn thiện để tạo ra pháp lý rõ ràng, đầy đủ nhằm tạo điều kiện cho quá trình đầu tư công được thực hiện trơn tru, hiệu quả. 

Thứ tư, bối cảnh thực tế

Ngoài các yếu tố về điều kiện tự nhiên, lịch sử, chính trị, trình độ dân trí, công nghệ,… thì đầu tư công còn bị ảnh hưởng bởi thiên tai, rủi ro từ kinh tế thế giới. Vì vậy, cần phải có sự tính toán, lường trước các rủi ro nhằm giảm thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.

Vai trò của đầu tư công trong việc phát triển kinh tế – xã hội

Nền kinh tế Việt Nam đang theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó, đầu tư công có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể:

Việc đầu tư các công trình hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật chung cho toàn xã hội giúp tăng trưởng kinh tế. Đồng thời cũng tạo điều kiện thiết yếu cho các chủ thể trong nền kinh tế đầu tư và phát triển.

Góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội thông qua các chương trình và dự án kinh tế hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao, cải thiện đời sống của nhân dân.

Đầu tư công được xem là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới cũng như người dân có cuộc sống tốt hơn. 

Đảm bảo, ổn định và tăng cường quốc phòng và an ninh trong quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng của đất nước để bảo vệ tổ quốc, giữ vững độc lập và chủ quyền.

Kết luận

Bài viết trên nhằm chia sẻ đến bạn một số kiến thức về đầu tư công là gì? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT