Doanh nghiệp là gì? Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Đặc điểm của doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp. Những thông tin này sẽ được công ty dịch vụ kế toán bePro.vn giải đáp trong bài viết dưới đây.

 

Doanh nghiệp là gì?

Khái niệm doanh nghiệp được định nghĩa theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2020:

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định. Được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Hiện nay các doanh nghiệp trên thị trường đa số đều thực hiện quá trình sản xuất và kinh doanh. Cung cấp các dịch vụ thế mạnh để sinh lời. Những doanh nghiệp này được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

 

Doanh nghiệp là gì - quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là gì – quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

 

Phân loại Doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp với các đặc trưng pháp lý. Hình thức tổ chức và khả năng huy động vốn khác nhau, các loại hình đó bao gồm:

– Doanh nghiệp tư nhân:

Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm. Bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần:

Là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông. Và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào DN.

– Công ty hợp danh:

Là loại hình doanh nghiệp mà trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty. Cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung là thành viên hợp danh. Ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

 

Doanh nghiệp là gì - quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp – quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

 

Những lợi ích của doanh nghiệp đem lại cho xã hội:

– Doanh nghiệp là gì – đó là một yếu tố không thể thiếu cho việc phát triển kinh tế – xã hội.

– Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người dân với mức giá phù hợp nhất.

– Giúp giải quyết nhu cầu việc làm cho xã hội.

– Tạo sự cạnh tranh để giúp đưa chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn và giúp giảm giá thành.

– Tạo ra được nhiều sản phẩm mới, tốt giúp đáp ứng cuộc sống của xã hội.

– Doanh nghiệp phải đóng thuế, giúp bổ sung nguồn thu cho nhà nước.

 

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp là gì

Một số quyền của doanh nghiệp được quy định theo pháp luật như:

– Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh. Chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

– Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

– Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.

– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

– Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

 

Doanh nghiệp là gì - quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là gì – quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

 

Một số doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận

Mặc dù theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp thành lập nhằm mục đích kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận sẽ đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp xã hội, mục tiêu lợi nhuận không phải mục tiêu hàng dầu.

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020. Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Mục tiêu về lợi nhuận không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội.

Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020. Doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp. Để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ về doanh nghiệp là gì – quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.  

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT