Hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp là mối quan tâm của người lao động và người sử dụng lao động. Bảo hiểm thất nghiệp được xem như giải pháp hỗ trợ các đối tượng tham gia vào mối quan hệ lao động khi thất nghiệp. Vậy bảo hiểm thất nghiệp là gì? Hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp có gì? Hồ sơ làm như thế nào? Cùng BePro tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp được xem như phao cứu sinh của của người lao động trong thời buổi kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay. Trải qua bốn làn sóng covid đầy khó khăn cùng với đó là sự khủng hoảng của nền kinh tế khi cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine nổ ra làm cơ hội việc làm giảm sút đáng kể. Nhờ vào mức hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp, người lao động và cả người sử dụng lao động xem như bớt đi phần nào khó khăn. 

Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Luật việc làm năm 2013, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất việc, hỗ trợ người lao động tham gia các khóa học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. 

Cũng theo Luật này tại Điều 43, đối tượng mà bảo hiểm này hướng đến là người lao động và người sử dụng lao động. Mức hưởng hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp sẽ phụ thuộc vào mức đóng và thời gian đóng của người tham gia bảo hiểm này. 

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Quyền lợi của các đối tượng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định:

  • Thứ nhất, các đối tượng sẽ nhận được tiền trợ cấp
  • Thứ hai, được hỗ trợ hướng dẫn học nghề và đào tạo nghề
  • Thứ ba, các đối tượng được hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp
  • Thứ tư, họ được duy trì việc làm nhằm tạo ra thu nhập 
  •  Thứ năm, người lao động được hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng

Đối với người sử dụng lao động

Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 57, Luật việc làm 2013, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính theo công thức:

Mức đóng của doanh nghiệp = 1% x Quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Đối với người lao động

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 57, Luật việc làm quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động như sau:

Mức đóng của người lao động = 1% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Theo đó, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng chính là tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, mức lương đóng quy định như sau:

Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 29,8 triệu đồng/tháng 

Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương tối thiểu của vùng

Đối tượng Lương tối thiểu của vùng năm 2022 Tiền lương đóng BHTN tối đa Mức đóng BHTN tối đa Mức đóng bảo hiểm tối thiểu
Theo lương nhà nước quy định 29.800.000 298.000
Theo doanh nghiệp quy định Vùng I 4.420.000 88.400.000 884.000 44.200
Vùng II 3.920.000 78.400.000 784.000 39.200
Vùng III 3.430.000 78.400.000 686.000 34.300
Vùng IV 3.070.000 61.400.000 686.000 30.700

Qua bảng mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp, có thể thấy rằng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa và tối thiểu của năm 2022 sẽ phụ thuộc vào mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu của vùng tại thời điểm đó. 

Điều kiện để hưởng hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 49, Luật việc làm 2013, điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp trong hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp quy định người lao động như sau:

Thứ nhất, đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

Trong đó, quy định trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng ngày. 

Thứ hai, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp

Đóng đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động với các hợp đồng có xác định và không xác định thời hạn.

Đóng đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. 

Thứ ba, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động đến nộp hồ sơ tại Trung tâm giới thiệu việc làm do cơ quan quản lý nhà nước quy định trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

Thứ tư, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp

Theo đó, Luật quy định trừ các trường hợp: Người lao động đi nghĩa vụ quân sự, đi học từ 12 tháng trở lên, bị bắt hoặc tạm giam theo quy định của pháp luật, ra nước ngoài định cư hoặc xuất khẩu lao động theo hợp đồng, chết.

Mức hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 50, Luật việc làm 2013 quy định mức hưởng trợ cấp hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng cho người lao động như sau:

Mức hưởng hàng tháng = 60% x Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp 

Trong đó:

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định theo số tháng đóng BHTN:

  • Đóng BHTN đủ 12-36 tháng: Được hưởng 3 tháng trợ cấp
  • Sau đó, đóng đủ thêm 12 tháng: Được hưởng thêm 1 tháng  trợ cấp
  • Thời gian hưởng tối đa bằng 12 tháng  

Các thủ tục để hưởng hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp

Dưới đây, BePro sẽ hướng dẫn bạn một số thủ tục để đảm bảo quyền lợi trọng việc hưởng hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp. 

Hồ sơ hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp

Hồ sơ hưởng trợ cấp trong hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp gồm:

  • Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của một số giấy tờ sau: Quyết định sa thải, quyết định thôi việc, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, giấy tờ xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.

Thời gian nộp hồ để được hưởng hỗ trợ bảo hiểm bảo nghiệp

Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc thì trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.

Trong trường hợp người lao động không thể nộp hồ sơ trực tiếp thì có thể ủy quyền cho người khác nếu thuộc trong các trường hợp sau:

  • Ốm đau, thai sản, phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế đủ thẩm quyền.
  • Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.
  • Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Người lao động nên chú ý, nếu quá thời gian trên mà không nộp hồ sơ để hưởng hỗ trợ bảo hiểm xã hội thì được được xem là không có nhu cầu hưởng trợ cấp. Thời gian đóng BHTN sẽ được bảo lưu và tính cho những lần hưởng sau đó. 

Địa điểm nộp hồ sơ

Theo Khoản 1, Điều 17, Luật làm việc 2013, người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Thời điểm được nhận hỗ trợ thất nghiệp

Theo Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, nếu hồ sơ nộp hợp lệ, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xem xét và trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp hỗ trợ thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc. Sau đó gửi quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp,người lao động tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.

Kết luận 

Bài viết trên nhằm cung cấp một số kiến thức về hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT