Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là căn cứ pháp lý rõ ràng nhất nói về sự hợp tác giữa hai đơn vị vận chuyển và thuê vận chuyển. Vậy khái niệm, đặc điểm và nội dung ra sao? Trách nhiệm của các bên tham gia như thế nào? Trong bài viết dưới đây bePro.vn sẽ cung cấp cho khách hàng mẫu hợp đồng vận chuyển chuẩn nhất. 

 

Khái niệm

Vận chuyển hàng hóa là một loại dịch vụ mà các cá nhân, tổ chức kinh doanh tiến hành các công việc chuyển hàng. Từ địa điểm này đến với địa điểm khác theo thỏa thuận. Đối với cá nhân hay tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Hợp đồng vận chuyển còn gọi giấy hợp đồng hay hợp đồng vận tải. Đó là sự thỏa thuận giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển hàng hóa. Trong đó, bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đã được chỉ định theo thỏa thuận. Và giao hàng hóa cho người nhận. Bên thuê vận chuyển phải trả cước phí vận chuyển và các khoản phí khác cho bên vận chuyển. 

 

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa vận tải chuẩn năm 2021

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa vận tải chuẩn năm 2021

 

Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

—o0o—

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NỘI ĐỊA

Số:

– Căn cứ luật thương mại số 36/2005/QH11

– Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13

 

Hôm nay ngày tháng năm. Chúng tôi gồm:

BÊN A:

– Đại diện ông:………………………………………

– Chức vụ:…………………………..

– Địa chỉ:…………………………..

– Điện thoại: …………………………..Fax:…………………………..

– MST:…………………………..

BÊN B: CÔNG TY …………… (Bên vận chuyển)

– Đại diện ông:…………………………..

– Chức vụ: Giám đốc

– Địa chỉ:…………………………..

– Điện thoại: …………………………..Fax:…………………………..

– Tài khoản: ………………………….. tại Ngân hàng:…………………………..

– Mã số thuế:…………………………..

Sau khi thỏa thuận, hai bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng vận chuyển hàng hóa nội địa với những điều khoản và điều kiện sau:

 

Điều I: Hàng Hóa Vận Chuyển, Phương Tiện Vận Chuyển:

Bên A đồng ý thuê bên B vận chuyển hàng hóa với chi tiết sau:

– Mặt hàng: Theo yêu cầu và lệnh vận chuyển của bên A.

– Trọng lượng: Theo yêu cầu và lệnh vận chuyển của bên A.

– Nơi nhận hàng: Cụ thể theo lệnh vận chuyển của bên A.

– Nơi giao hàng: Cụ Thể theo lệnh vận chuyển của bên A.

– Phương thức vận chuyển:

 

Điều II: Phương Thức Giao Nhận, Giá Cả Và Thời Gian Vận Chuyển:

1. Lịch vận chuyển: Theo thông báo của Bên A

Bên A phải báo trước cho bên B nhu cầu vận chuyển chi tiết trước ít nhất là 12h.

 

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa vận tải chuẩn năm 2021

Mẫu hợp đồng vận tải chuẩn năm 2021

 

 

2. Phương thức giao nhận:

– Bên B sẽ đưa phương tiện đến kho do bên A chỉ định để nhận hàng.

– Kiểm đếm số lượng thực tế tại các kho của bên A, và kiểm đếm theo điều kiện.

– Giao nhận hàng nguyên đai, nguyên kiện. Trong trường hợp có dấu hiệu hàng không còn nguyên đai, nguyên kiện. Sẽ được bên A và bên B cùng tiến hành kiểm tra hàng và xác nhận tình trạng hư hỏng, thiếu hụt. Bên B sẽ bồi thường theo mục 1.5, điều IV trong hợp đồng này.

3. Giá vận chuyển: 

Tùy theo từng loại hàng và tuyến đường vận chuyển do bên A yêu cầu.

 

Điều III: Phương Thức Thanh Toán

1. Chứng từ thanh toán:

– Bên B sẽ xuất hóa đơn GTGT cho bên A căn cứ theo kết quả xác nhận đối chiếu của hai bên.

– Biên bản giao nhận hàng hóa có sự xác nhận của bên A.

2. Hình thức thanh toán:

– Bên A sẽ thanh toán cho bên B trong vòng 10 ngày bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt. Kể từ ngày bên A nhận được hóa đơn GTGT.

 

Điều IV: Trách Nhiệm Của Mỗi Bên

1. Trách nhiệm của bên B:

– Bên B có trách nhiệm kiểm tra hàng và xác nhận số lượng. Mọi trường hợp giao thiếu số lượng, hoặc hàng hóa bị hư hỏng do quá trình vận chuyển. Bên B sẽ chịu trách nhiệm đền bù. 

– Thông báo kịp thời cho bên A các trường hợp phát sinh để hỗ trợ giải quyết. Nhằm tránh trì hoãn việc giao nhận, vận chuyển hàng hóa.

– Bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm về thủ tục pháp lý đối với những sự cố xảy trong quá trình vận chuyển. Và sẽ đền bù hư hại hàng hóa theo như hóa đơn vận chuyển của bên A.

 

2. Trách nhiệm của bên A:

Chuẩn bị hàng hóa đầy đủ như đã thỏa thuận và các giấy tờ hợp lệ, hợp pháp. Và chịu trách nhiệm toàn bộ về tính pháp lý và hợp lệ của hàng hóa. 

Thanh toán tiền cho bên B theo đúng thời gian quy định về thời hạn.

 

Điều V: Điều Khoản Chung và thời hạn hợp đồng:

– Khi hợp đồng hết hạn nếu hai bên không có ý định gia hạn. Thì hợp đồng đương nhiên được thanh lý sau khi mọi công nợ được giải quyết giữa hai bên.

– Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Mỗi bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký. 

ĐẠI DIỆN BÊN A DIỆN BÊN B

 

Mẫu hợp đồng vận tải chuẩn năm 2021

Mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa chuẩn năm 2021

Tầm quan trọng của hợp đồng vận tải 

– Hợp đồng vận tải hàng hóa là bản cam kết mang giá trị pháp lý. Và được thỏa thuận giữa bên vận tải với bên thuê vận tải. Bên thuê vận tải sẽ yêu cầu đưa hàng hóa đến đúng địa điểm và thời gian quy định.

– Hợp đồng vận tải hàng cần phải liệt kê rõ các khoản mục, các điều khoản mà 2 bên đã thỏa thuận trước đó. Mức cước phí sẽ được tính theo sự thỏa thuận trong hợp đồng.

– Một số bên thuê vận tải có thể sẽ lựa chọn đường hàng không để đáp ứng sự nhanh chóng, thuận tiện. Nhưng nếu muốn tiết kiệm chi phí tối đa với khối lượng hàng hóa lớn. Thì bạn nên lựa vận tải hàng bằng đường bộ là hợp lý hơn cả.

– Bên được thuê vận tải phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho toàn bộ tài sản khi đến nơi giao nhận. Khi cả 2 bên đều đồng ý và giao nhận hàng. Thì hợp đồng vận tải sẽ chấm dứt và hết hiệu lực pháp lý.

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về hợp đồng vận chuyển hàng hóa chuẩn. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé!

 

Thẻ: #hopdong, #mau

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT