Chiết khấu thương mại là một loại chiết khấu mà nhiều doanh nghiệp dùng để thu hút khách hàng. Việc chiết khấu thương mại trên thực tế ra sao là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là kế toán viên và doanh nghiệp. Do đó, bài viết sau đây sẽ cho chúng ta biết khái niệm và cách hạch toán chiết khấu thương mại chuẩn nhất. 

Khái niệm 

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Các doanh nghiệp muốn bán được hàng với khối lượng lớn luôn dùng chiết khấu thương mại. Chiết khấu thương mại có nhiều hình thức thực hiện cụ thể như sau:

  • Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng. Giảm giá hàng bán ngay trong lần mua hàng đầu tiên.
  • Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng. Sau nhiều lần mua hàng mới đạt khối lượng hưởng chiết khấu.
  • Chiết khấu thương mại sau chương trình khuyến mại. Sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng rồi mới tính toán chiết khấu được hưởng trong kỳ.

Hạch toán chiết khấu thương mại là gì?

Cách hạch toán chiết khấu thương mại

Hạch toán chiết khấu thương mại là gì?

Kế toán dùng tài khoản 521 (5211) để phản ánh số chiết khấu thương mại. Mà doanh nghiệp đã giảm giá cho khách hàng. Chỉ hạch toán vào tài khoản này số chiết khấu đã thực hiện trong kỳ, có ghi hóa đơn. Theo đúng chính sách chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã ghi trong hợp đồng kinh tế, hay cam kết của mình.

Chiết khấu thương mại có thể dùng hóa đơn để điều chỉnh doanh thu chiết khấu, nhưng cũng có thể tính toán số tiền chiết khấu và chi bằng tiền, nếu số tiền bán hàng lần cuối không đủ để khấu chiết khấu. 

Cách hạch toán chiết khấu thương mại

Nếu chiết khấu theo từng lần mua hàng. Thì khoản chiết khấu bên mua được hưởng sẽ ghi giảm vào giá bán khi viết hóa đơn. Số tiền ghi trên hóa đơn là theo đơn giá đã được chiết khấu. Không ghi dòng chiết khấu trên hóa đơn. Cũng không hạch toán chiết khấu thương mại vào TK 521.

Nếu bên mua sau nhiều lần mua hàng mới được hưởng chiết khấu. Thì khoản chiết khấu này được ghi giảm vào giá bán trên hóa đơn bán hàng lần cuối cùng. Hóa đơn ghi rõ số tiền chiết khấu thương mại. Mà khách hàng được hưởng và những số hóa đơn được hưởng chiết khấu. Dựa vào hợp đồng kinh tế giữa các bên để xác định lần mua cuối cùng. Số tiền ghi trên hóa đơn là số đã chiết khấu. Bên bán căn cứ vào doanh thu và thuế đã chiết khấu để hạch toán. Không hạch toán chiết khấu thương mại vào TK 521.

Hạch toán chiết khấu thương mại

Lưu ý: 

Trường hợp các bên có ký kết hợp đồng đại lý, hoặc thực hiện chiết khấu thương mại theo từng kỳ bán hàng. Thì xác định ngày cuối cùng để đối chiếu công nợ và thực hiện tính toán các khoản chiết khấu thương mại. Ngày cuối cùng để chốt công nợ và tính toán chiết khấu là ngày 31/12 hàng năm. Trường hợp xuất hóa đơn điều chỉnh, mới hạch toán số chiết khấu thương mại vào TK 521.

 

Hạch toán đối với bên bán hàng, kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

  • Căn cứ vào hóa đơn bán kế toán hạch toán:

Ghi tăng doanh thu và thuế GTGT đầu ra:
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK TK 632
Có TK 156

  • Căn cứ vào hóa đơn có chiết khấu, số tiền chiết khấu, kế toán ghi:

Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 131: Phải thu của khách hàng

Hạch toán đối với bên mua hàng, kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

 

Cũng như bên bán, nếu chiết khấu của từng lần mua hàng. Thì bên mua hạch toán doanh thu mua và thuế đầu vào theo giá đã chiết khấu. Nếu bên mua sau nhiều lần mua hàng mới được hưởng chiết khấu thì hạch toán như sau:

  • Khi mua hàng

Nợ TK 156: Hàng hóa
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp

  • Khi nhận được hóa đơn chiết khấu

Nếu khoản chiết khấu là cửa hàng còn tồn kho, ghi giảm cho giá vốn hàng tồn kho và thuế GTGT được khấu trừ:
Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp
Có TK 156: Hàng hóa (phân bổ cho giá vốn hàng tồn kho)
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ


Nếu khoản chiết khấu là của hàng hóa đã tiêu thụ:
Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp
Có TK 632: Giá vốn ( phân bổ cho hàng bán trong kỳ)
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại

Một số lưu ý đối với hạch toán chiết khấu thương mại 

  • Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp trực tiếp:

– Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại 

Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại

Có TK 131- Phải thu của khách hàng

– Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 

  • Nếu bên mua phân bổ được vào giá trị hàng hóa mua vào: 

Nợ TK 156-giá trị từng mặt hàng đã giảm theo tỷ lệ chiết khấu

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ)

Có TK 331-Giá trị đã giảm theo chiết khấu.

  • Nếu không thể phân bổ giá trị chiết khấu thương mại. Do hàng hóa đã xuất kho hết thì có thể phản ánh số chiết khấu thương mại được hưởng theo:

Nợ TK 331,111,112…

Có TK 152,153,156…

 

Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các kế toán và doanh nghiệp trong việc thực hiện hạch toán thương mại. Ngoài ra nếu doanh nghiệp đang gặp các vấn đề về nghiệp vụ kế toán có thể liên hệ đến dịch vụ kế toán Bepro để được hỗ trợ chi tiết nhất! 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT