Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi gian dối vi phạm pháp luật. Người thực hiện nhằm mục đích dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá,… đang thuộc sở hữu, quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình. Hãy cùng dịch vụ kế toán bePro.vn tìm hiểu về khái niệm và mức xử phạt tội phạm này. 

 

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật .

Chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản. Mà đang thuộc quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Như vậy, có thể hiểu lừa đảo tài sản là hành vi gian dối do một người thực hiện. Nhằm mục đích dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá,… Đang thuộc sở hữu, quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.

 

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và mức xử phạt tội lừa đảo

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và mức xử phạt tội lừa đảo

 

 

Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mức xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt TS theo quy định Điều 174 bộ luật Hình Sự có 04 mức phạt chính như sau:

1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ. Hoặc dưới 2 triệu VNĐ mà thuộc một trong những trường hợp được nêu ở phần quy định trên. Thì chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Tội lừa đảo thuộc một trong những trường hợp sau:

– Lừa đảo tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ.

– Lừa đảo chiếm đoạt TS có tính chất chuyên nghiệp.

– Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm để lừa đảo chiếm đoạt TS.

– Lừa đảo chiếm đoạt TS rồi hành hung để tẩu thoát.

– Lừa đảo chiếm đoạt một cách có tổ chức.

– Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Người nào có tội lừa đảo tài sản trong những trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

– Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ.

– Lừa đảo tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ. Và thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

– Lợi dụng dịch bệnh, thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt TS.

4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp này sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu VNĐ trở lên.

– Lừa đảo tài sản trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ. Nhưng thuộc một trong trường hợp đã nêu ở phần Quy định về hành vi chiếm đoạt tài sản.

– Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, hoàn cảnh chiến tranh để lừa đảo chiếm đoạt TS.

5. Mức hình phạt bổ sung đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt TS sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu VNĐ cho đến 50 triệu VNĐ. Dựa trên mức giá trị của tài sản bị chiếm đoạt.

 

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và mức xử phạt tội lừa đảo

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và mức xử phạt tội lừa đảo

 

 

Những lưu ý khi giải quyết vụ án chiếm đoạt tài sản

1. Xác định dấu hiệu tội phạm trong hành vi phạm tội

– Thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ thể hiện hành vi lừa dối, hành vi chiếm đoạt TS. Tùy vào trường hợp có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Về tội phạm xâm phạm sở hữu dựa trên mối quan hệ giữa hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt.

– Khi định tội chiếm đoạt tài sản, cần xem xét kỹ lưỡng. Phân tích, đánh giá về mặt khách quan và chủ quan của người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản.

– Căn cứ mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội lừa đảo. Đồng thời xem xét thời điểm phát sinh ý định chiếm đoạt. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt được tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt TS.

2.  Xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt

Nhằm xác định rõ trong khi giải quyết vụ án về lừa đảo. Người phạm tội phải hoàn trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho người bị hại. Căn cứ vào thời điểm hoàn thành việc hoàn trả và số tài sản thực tế được trả lại tài sản cho nạn nhân. Đây được xem là người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại. Khắc phục hậu quả, có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

 

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và mức xử phạt tội lừa đảo

Lừa đảo tài sản và mức xử phạt tội lừa đảo

 

3.  Xác định đủ các khách thể bị xâm hại

Trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu gian dối để thực hiện hành vi lừa đảo. Nhận biết rõ hành vi phạm tội đang xâm phạm đến hai khách thể độc lập. Đó là quyền sở hữu tài sản và trật tự quản lý hành chính nhà nước. Nên phải bị truy tố về cả hai tội danh là Tội lừa đảo chiếm đoạt TS và Tội làm giả con dấu cơ quan, tổ chức.

 

Kết luận: 

Vừa rồi là bài viết chia sẻ của bePro.vn về lừa đảo chiếm đoạt tài sản và mức xử phạt tội lừa đảo. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.   

 

Thẻ: #khainiem

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT