Nội quy lao động là văn bản quy định do người sử dụng lao động ban hành và được xem là “luật” quan trọng trong nội bộ doanh nghiệp. Hãy cùng bePro.vn tìm hiểu về khái niệm và mẫu nội quy chuẩn trong doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé! 

Khái niệm

Nội quy LĐ là văn bản quy định do người sử dụng lao động ban hành. Gồm những quy tắc xử sự chung và xử sự riêng biệt cho từng loại lao động hoặc khu vực sản xuất. Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các biện pháp xử lý. Đối với những người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. 05 nội dung cơ bản cần phải có: 

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

– Trật tự tại nơi làm việc.

– An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc.

– Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ.

– Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

Nội quy lao động - Khái niệm và mẫu nội quy chuẩn

NQLĐ – Khái niệm và mẫu nội quy chuẩn

 

Mẫu nội quy trong Doanh nghiệp

TÊN DOANH NGHIỆP         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

***                                                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                 ***

  ……., ngày …  tháng …  năm …   

NỘI QUY LAO ĐỘNG

– Căn cứ Chương VIII của Bộ Luật lao động 2012 của nước CHXHCN Việt Nam …..

– Căn cứ tình hình thực tế sản xuất kinh doanh và yêu cầu tổ chức lao động.

Nay Công ty ……………………. nội quy trong Công ty bao gồm các Chương và Điều như sau:

 

CHƯƠNG I : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Nội quy LĐ là quy định của Công ty ……….. đối với NLĐ về việc tuân thủ thời gian, hoạt động SX – KD và điều hành sản xuất của Công ty.

Điều 2: Nội quy LĐ được áp dụng cho tất cả CB.CNV trong Công ty. Kể cả NLĐ trong thời gian thử việc, học nghề, thực tập.

Điều 3: Bản NQLĐ này gồm 6 chương, 38 điều quy định. Trách nhiệm thực hiện kỷ luật lao động của NLĐ trong Công ty. Và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của Công ty trái với NQLĐ này đều bãi bỏ.

Mọi trường hợp không quy định trong bản nội quy này xảy ra. Đều được giải quyết theo các quy định của Pháp luật. Về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Người sử dụng lao động và BCH Công đoàn. Cùng có trách nhiệm soạn thảo chi tiết các Điều về quy chế xét thưởng. Và các nội quy của Công ty để NLĐ chấp hành.

 

Nội quy lao động - Khái niệm và mẫu nội quy chuẩn

NQLĐ – Khái niệm và mẫu nội quy chuẩn

CHƯƠNG II: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI

Điều 4: Thời gian làm việc

  1. Khối gián tiếp văn phòng:

– Sáng từ 8h đến 12h

– Chiều từ 13h đến 17h

Đối với CBCNV đi theo xe đưa rước của Công ty được phép ra về lúc 16g30p.

  1. Các phân xưởng sản xuất:
    • Ca 1: Từ …. đến ……
    • Ca 2: Từ …… đến ……
    • Ca 3: Từ ……. đến …….

Công nhân phải đến trước ca làm việc 15 phút để nhận bàn giao ca.

Điều 5: Quy định ngày nghỉ.

  1. Ngày nghỉ hàng tuần của khối gián tiếp vào ngày Chủ nhật.
  2. Ngày nghỉ hàng tuần của công nhân trực tiếp sản xuất. Và Cán bộ đi ca không nhất thiết là ngày Chủ nhật. Bố trí nghỉ bất kỳ ngày nào trong tuần sau khi thỏa thuận với người lao động.
  3. Ngày nghỉ Lễ, Tết trong năm thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động và văn bản hướng dẫn thi hành.
  4. Ngày nghỉ phép: Người lao động làm việc cho Công ty được 12 tháng thì được nghỉ 12 ngày phép. Số ngày nghỉ phép được tính tăng thêm theo thâm niên. Nếu làm việc ở Cty và các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước cứ 5 năm được tăng thêm một ngày. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc. Thì số ngày nghỉ phép được tính tương ứng. Theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
  5. Người sử dụng lao động có quyền sắp xếp lịch nghỉ phép cho từng bộ phận. Tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
  6. NLĐ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ một lần. Đối với người quê ở xa, có thể gộp phép một năm để nghỉ 1 lần. Nhưng phải được Tổng Giám Đốc Công ty đồng ý.
  7. Khi nghỉ phép trong bất kỳ trường hợp nào người lao động phải viết giấy xin phép. Và nộp cho phòng TC-HC trước ít nhất là 1 ngày (nghỉ từ 01¸03 ngày). Trường hợp nghỉ từ ngày 04 ngày trở lên phải xin trước 02 ngày. Để người sử dụng lao động có kế hoạch bố trí lao động thay thế.

 

Điều 6: Xin nghỉ về việc riêng.

CNV trong Công ty có nhu cầu cần nghỉ vì việc riêng theo Điều 78 Bộ Luật lao động. Thì phải làm đơn xin nghỉ việc riêng theo quy định.

 

Nội quy lao động - Khái niệm và mẫu nội quy chuẩn

Nội quy lao động – Khái niệm và mẫu nội quy chuẩn

Cách đăng ký nội quy LĐ tại Sở lao động thương binh xã hội

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy. Người sử dụng LĐ phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy tại cơ quan quản lý nhà nước. Về lao động cấp tỉnh – Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đăng ký kinh doanh.

– Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn. Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Hoặc nộp trực tuyến qua website của Sở LĐ-TB&XH nơi đăng ký kinh doanh.

– Khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký. Sở LĐ-TB&XH cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người sử dụng lao động.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật. Thì Sở LĐ-TB&XH thông báo, hướng dẫn người sử dụng LĐ sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

– Nội quy LĐ có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày. Kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại.

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ về khái niệm và mẫu nội quy LĐ trong DN. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu có thắc mắc về các dịch vụ kế toán khác, hãy liên hệ ngay với bePro.vn bạn nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn tận tình, miễn phí. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT