Sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán). Nhằm để phục vụ việc ghi Sổ Cái của doanh nghiệp. Sau đây bePro.vn sẽ gửi tới các bạn một số đặc điểm, cách lập và mẫu chuẩn theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

 

Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản 

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: 

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký. Mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại chủ yếu sau:

– Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;

– Sổ Cái;

– Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

 

Cách vào sổ nhật ký dành cho kế toán doanh nghiệp

Cách vào sổ nhật ký dành cho kế toán doanh nghiệp

Hướng dẫn về trình tự cách ghi sổ 

Dưới đây là hướng dẫn về trình tự ghi sổ kế toán 

Hướng dẫn trình tự cách ghi sổ nhật ký hàng ngày

Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ. Trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết. Thì đồng thời với việc ghi sổ chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày. Căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ liên quan. Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt. Và lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái. Sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

Hướng dẫn trình tự cách ghi sổ Cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái. Và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh. Nhất định phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ chung (hoặc sổ đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ đặc biệt) cùng kỳ.

 

Sổ nhật ký chung và cách lập chuẩn dành cho kế toán

Sổ nhật ký chung và cách lập chuẩn dành cho kế toán

Mẫu chuẩn dành cho kế toán nội bộ

Đơn vị: …………………..

Mã QHNS: ………………

Mẫu số: S04-H

(Ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Năm: ………………..

Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi Sổ Cái STT dòng Số hiệu tài khoản đối ứng Số phát sinh
Số hiệu Ngày, tháng Nợ
A B C D E F G 1 2
Số trang trước chuyển sang
Cộng chuyển sang trang sau x x x

 

– Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang …

– Ngày mở sổ …………………………………………….

 

Ngày … tháng… năm……….
NGƯỜI LẬP SỔ

(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Cách vào sổ nhật ký dành cho kế toán doanh nghiệp

Cách vào sổ nhật ký dành cho kế toán doanh nghiệp

Cách vào sổ nhật ký

– Cột ngày tháng ghi sổ: là ngày tháng thực hiện ghi sổ . 

Chú ý : Ngày tháng ghi sổ sẽ phải bằng hoặc sau ngày chứng từ.

– Cột chứng từ:

– Số hiệu của hóa đơn chứng từ. Từng loại cụ thể như sau:

     Hóa đơn: là số hóa đơn, ví dụ: 0234456

     Phiếu thu: ghi là PT001, PT…

     Phiếu chi: ghi là PC…

– Cột ngày chứng từ: Là ngày ghi trên hóa đơn – chứng từ

– Và cột Diễn Giải: Là nội dung tóm tắt nhưng đầy đủ thông tin của một chứng từ. Thông thường nội dung ghi trên hóa đơn chứng từ ghi như thế nào thì chúng ta thể hiện trên sổ như vậy.

– Cột TK Nợ/Có: Là Cột định khoản Nợ/Có cho các nghiệp vụ phát sinh.

– Cuối cùng là cột TK đối ứng: Theo dõi TK đối ứng cho những TK đã định khoản bên cột TK Nợ/Có.

Lưu ý: Số tiền thuế ( nếu có ) = Số tiền hàng hoặc Doanh thu nhân với Thuế suất.

( Trường hợp nghiệp vụ có một TK Nợ và nhiều TK Có. Thì số tiền ở TK nợ bằng ( = ) tổng số tiền của các TK Có hoặc ngược lại ).

–  Cột số dư Nợ/Dư Có: Phục vụ cho việc in sổ chi tiết cuối kỳ.

–  Sau khi định khoản hết các bút toán của một tháng trên NKC. Thì thực hiện “ Tổng cộng số phát sinh Nợ/Có “ Của cả tháng đó lại bằng hàm SUBTOTAL.

– Cú pháp hàm: = SUBTOTAL(9; dãy ô cần tính tổng).

–  Tổng phát sinh bên Nợ:  = Subtotal (9;H13:H190).

– Và tổng phát sinh bên Có: = Subtotal(9;H13:H190). ( Trong đó số 9 là cú pháp mặc định của hàm cho việc tính tổng ).

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về khái niệm, nguyên tắc, đặc trưng và cách lập mẫu chuẩn của sổ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến công ty dịch vụ kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé! 

Thẻ: #mau

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT