Quyền lực Nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do các cơ quan khác nhau nắm giữ để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm được trọn vẹn quyền lực Nhà nước. Vậy khi nói đến khái niệm Tam quyền phân lập, nó là gì và bao gồm những yếu tố gì? Cùng BEPRO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

tam-quyen-phan-lap

  • Tam quyền phân lập là gì?

Tam quyền phân lập (Separation of powers) hay còn hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực là một khái niệm đã được biết đến từ lâu nhờ sự xuất hiện của các bản Hiến pháp Tư sản, trong đó nổi bật là Hiến pháp Hoa Kỳ. Các quy định trong những bản hiến pháp tạo cơ sở thừa nhận sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau giữa 3 cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tổ chức song song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của quốc gia.

Mức độ và hình thức “phân lập” thể hiện khác nhau giữa các quốc gia. Ở Mỹ, Tổng thống nắm quyền hành pháp và độc lập với cơ quan lập pháp là lưỡng viên Quốc hội. Ở những nước như Đức, Tổng thống/nguyên thủ quốc gia hầu như là chức vụ mang tính nghi thức, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, Chính phủ và Thủ tướng là cơ quan ủy quyền hành pháp được Quốc hội bầu cử ra.

Do đó, khái niệm tam quyền phân lập không chỉ được hiểu theo chiều ngang như trên mà còn được hiểu theo chiều dọc, tức là việc phân quyền giữa chính quyền địa phương, chính quyền tỉnh/bang và chính quyền trung ương hay nhà nước, hoặc các tổ chức cao hơn nhà nước.

  • Nội dung cơ bản của thuyết Tam quyền phân lập

Nội dung cốt lõi của học thuyết này cho rằng, quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó ra.

Muốn hạn chế quyền lực nhà nước thì trước hết phải phân quyền, và sau đó phải làm cho các nhánh quyền lực đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật. Sau này, trong một bức thư gửi cho một người cùng thời, ông Samuel Kercheval, Thomas Jefferson – tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, đã chỉ rõ thêm của sự phân quyền không đơn thuần chỉ diễn ra ở một chiều ngang, mà còn cần thiết ở cả chiều dọc, và ở bất cứ lĩnh vực nào của nhà nước.

tam-quyen-phan-lap-la-gi

  • Phân quyền ngang

– Quyền lực Nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do các cơ quan khác nhau nắm giữ để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm được trọn vẹn quyền lực Nhà nước. Điển hình là ở Mỹ: Nghị viện nắm quyền lập pháp, chính phủ Tổng thống nắm quyền hành phạt còn Tòa án nắm quyền tư pháp.

– Hoạt động của cơ quan quyền lực công có sự chuyên môn hóa, mỗi cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác.

– Quyền lực giữa các cơ quan quyền lực cân bằng, không có loại quyền lực nào vượt trội hơn. Các cơ quan quyền lực giám sát, kiềm chế đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không có một cơ quan nào có khả năng lạm quyền.

– Ở nhiều Nhà nước hiện nay, tư tưởng phân quyền ngang có một số thay đổi, mà chủ yếu là số nhánh quyền lực được phân chia ra từ quyền lực Nhà nước. Ở một số quốc gia Nam Mỹ, quyền lực Nhà nước nhiều khi được chia thành 04, 05 thậm chí 06 bộ phận.

tam-quyen-phan-lap

  • Phân quyền dọc

– Phân quyền dọc được thực hiện theo hai phương pháp, cụ thể:

+Theo lãnh thổ: Là cách phân quyền của chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương theo địa giới hành chính – lãnh thổ. Việc tổ chức quản lý những vùng lãnh thổ này cần thiết tính đến nguyện vọng và ý chí của cộng đồng dân sư.

Do đó, tham gia vào cơ chế vận hành bộ máy chính quyền địa phương, ngoài cơ quan quản lý còn có cả các cơ quan do dân cư hợp thành trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra.

+ Theo chuyên môn: Là cách phân quyền giữa các bộ chuyên môn với chính quyền địa phương.

Có thể nói, mặt tích cực của học thuyết tam quyền phân lập thể hiện ở chỗ nó ngăn ngừa được sự chuyên chế rất dễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số thành viên trong xã hội. Tư tưởng tam quyền phân lập đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản.

5. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về khái niệm, nội dung về Tam quyền phân lập. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lõ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT