Thủ tục làm Giấy phép kinh doanh có phải là thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hay không? Và đối tượng nào được đăng ký Giấy phép KD, trình tự thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của bePro.vn sẽ giải đáp những vấn đề trên, hãy cùng theo dõi nhé!  

 

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là văn bản ghi nhận sự cho phép các cá nhân, tổ chức. Và được phép thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan nhà nước. Khi các chủ thể đáp ứng đầy đủ những quy định của pháp luật. Đảm nhận vai trò như “giấy khai sinh” – ghi nhận ngày đăng ký đầu tiên. Và là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp.

Đối tượng cấp Giấy phép kinh doanh

Đối tượng cấp GPKD là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Tổ chức doanh nghiệp trong nước kinh doanh có điều kiện 

Tổ chức trong nước nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thì phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó mới được phép kinh doanh.

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:

– Bán lẻ rượu phải xin giấy phép bán lẻ rượu

– Cơ sở kinh doanh thực phẩm, quán cà phê, nhà hàng. Các tổ chức này phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

 

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh đầy đủ năm 2020

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh đầy đủ năm 2020

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP. GPKD được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động sau:

– Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa. Ngoại trừ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí.

– Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn.

– Và thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí.

– Cung cấp dịch vụ logistics. Ngoại trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường. Được tuân theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính. Ngoại trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành.

– Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo. Các dịch vụ trung gian thương mại, thương mại điện tử.

– Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh đầy đủ năm 2020

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh đầy đủ năm 2020

Hồ sơ cần chuẩn bị để làm GPKD

Chi tiết hồ sơ cần chuẩn bị của từng ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau đây là các hồ sơ cơ bản, nhất định phải có:

– Giấy đề nghị.

– Giấy chứng nhận doanh nghiệp bản sao.

– Các văn bản chứng minh đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.

– Ngoài ra tùy vào mỗi ngành, nghề sẽ có thêm những hồ sơ, tài liệu khác nhau.

 

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh 

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ phụ thuộc trực tiếp vào loại hình doanh nghiệp. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp sẽ liên quan trực tiếp đến thành phần hồ sơ xin cấp phép. Cũng như phương thức hoạt động và định hướng hoạt động của doanh nghiệp.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam có quy định về các loại hình doanh nghiệp với những đặc điểm khác nhau:

– Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

– Doanh nghiệp tư nhân.

– Công ty cổ phần.

– Công ty hợp danh.

 

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh đầy đủ năm 2020

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đầy đủ năm 2020

 

Mặc dù loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh sẽ giống nhau. Cụ thể thủ tục cấp giấy phép kinh doanh sẽ theo quy trình như sau:

Bước 1: Lựa chọn hình thức cho doanh nghiệp

Hình thức doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành lập. Ảnh hưởng đến hoạt động và quá trình phát triển xuyên suốt của doanh nghiệp. Vì thế, lựa chọn hình thức doanh nghiệp sẽ rất quan trọng và cần được xem xét một cách kỹ lưỡng.

Bước 2: Đặt tên và xác định trụ sở cho doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp phải không trùng, không tương tự. Hay gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác.

Địa chỉ trụ sở công ty phải rõ ràng, không là tòa nhà có chức năng để ở. Trừ trường hợp là tầng trệt hoặc tòa nhà mục đích thương mại.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh

Tùy từng loại hình doanh nghiệp, chủ thể sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ với những thành phần khác nhau. Thủ tục làm giấy phép kinh doanh tuân theo quy định trong Luật Doanh nghiệp và Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Bước 4: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết thủ tục và nhận kết quả.

Hồ sơ được lập thành 01 bộ và nộp tại phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Chủ thể đăng ký cần phải theo dõi để chỉnh sửa bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu.

Sau khoảng 3 – 5 ngày làm việc từ khi đủ hồ sơ hợp lệ. Chủ thể sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.

Lưu ý:

Trên đây là thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay, tuy nhiên với một số lĩnh vực đăng ký, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh có nhiều điểm khác biệt so với thủ tục chung. Nên các bạn cần tham khảo kỹ quy định pháp luật chuyên ngành. Nếu bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hoặc có những thắc mắc liên quan về kế toán thuế,…Hãy liên hệ ngay với bePro.vn – dịch vụ kế toán chuyên nghiệp để được tư vấn kỹ hơn nhé! 

 

Thẻ: #thutuc

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT