Tính thuế xuất nhập khẩu cho mỗi lô hàng luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng cho bất kì doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào. Tổng số thuế phải nộp cho một lô hàng bao gồm nhiều loại thuế khác nhau. Như thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo hộ/chống bán phá giá,….

Tùy vào đặc điểm của từng lô hàng mà bạn sẽ phải đóng các loại thuế khác nhau. Bài viết dưới đây, bePro sẽ chia sẻ khái niệm và hướng dẫn cách tính thuế. 

 

Khái niệm

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu. Thu vào các mặt hàng được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

 

Khái niệm và cách tính thuế xuất nhập khẩu

Khái niệm và cách tính thuế xuất nhập khẩu

Đối tượng chịu thuế

Tất cả các hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Trong các trường hợp sau đây đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài.

Đối tượng không chịu thuế 

Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 

– Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. – Hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ.

– Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại. 

– Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan. Và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. 

– Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.

Đối tượng nộp thuế bao gồm:

+ Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

+ Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh. Gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm:

+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp. Được đối tượng nộp thuế uỷ quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế. Trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế;

+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

 

Khái niệm và cách tính thuế xuất nhập khẩu

Thuế nhập khẩu và xuất khẩu

Bảng viết tắt các loại thuế:

+ Thuế Nhập khẩu: TNK

+ Thuế Xuất khẩu: TXK

+ Thuế suất: TS (tra trong biểu thuế để xác định mức thuế suất là bao nhiêu phần trăm)

+ Trị giá tính thuế: TGTT

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: TTTĐB

+ Thuế Bảo hộ: TBH

+ Thuế bảo vệ môi trường: TBVMT

+ Thuế Giá trị Gia tăng: VAT

Cách tính các loại thuế 

Đối với các loại thuế sẽ áp dụng các phương thức tính toán khác nhau như sau:

1.Tính thuế nhập và xuất khẩu

TNK/TXK = TGTT x TS

 

Trong đó, TGTT = Tiền hàng + cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng + các khoản phải cộng.

TS: tùy thuộc vào mã HS code để tra ra mức thuế suất. Hoặc hàng hóa có C/O ưu đãi sẽ áp dụng mức thuế suất của hàng có C/O.

 

Khái niệm và cách tính thuế xuất nhập khẩu

Khái niệm và cách tính thuế xuất nhập khẩu

2.Tính thuế Tiêu thụ đặc biệt

TTTĐB = TGTT.TTTĐB x TS

 

Trong đó, TGTT.TTTĐB là trị giá tính thuế thuế tiêu thụ đặc biệt = (TNK + Trị giá tính thuế NK) x TS

3.Tính thuế bảo hộ/chống bán phá giá

TBH = TGTT.TBH x TS.TBH

Trong đó, TGTT.TBH là trị giá tính thuế thuế bảo hộ = TGTT + TNK + TTTĐB

TS.TBH là thuế suất thuế bảo hộ (tra trong biểu thuế XNK)

4.Tính thuế bảo vệ môi trường

TBVMT = TGTT x TBVMT = Số lượng hàng x thuế suất tuyệt đối

5.Tính thuế GTGT VAT hàng nhập khẩu

VAT = (TGTT.NK + TNK + TTTĐB + TBH + TBVMT) x TS.VAT

Trong đó, TS.VAT là thuế suất thuế GTGT (Tra trong biểu thuế xuất nhập khẩu)

Lưu ý:

+ Bắt buộc phải tính theo trình tự như trên mới có thể ra kết quả chính xác

+ Với mỗi mặt hàng, sẽ phải chịu các loại thuế khác nhau. Nếu tra trong Biểu thuế xuất nhập khẩu, bạn sẽ biết mặt hàng đó phải chịu những loại thuế nào.

Kết luận: 

Vừa rồi là các khái niệm đối tượng và cách tính thuế nhập và xuất dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu trong lĩnh vực này. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ liên quan đến kế toán. Hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ kế toán bePro.vn. Bạn sẽ được hỗ trợ đầy đủ, tư vấn tận tình, miễn phí. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT