Trong nghiệp vụ kế toán, các biên bản bàn giao đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác nhận và là tài liệu cần thiết khi quyết toán thuế như biên bản bàn giao hóa đơn, biên bản bàn giao hàng hóa, tài sản, tài liệu… do đó cùng Bepro.vn tìm hiểu chi tiết hơn các biên bản bàn giao dưới đây!

biên bản bàn giao hóa đơn

Tìm hiểu biên bản bàn giao hóa đơn và các loại biên bản khác

Biên bản bàn giao hóa đơn

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập ra và ghi nhận các thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của Pháp luật.

Khi lập hóa đơn phải có chứa nội dung cơ bản sau:

  • Tên loại hóa đơn.
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu của hóa đơn.
  • Tên liên hóa đơn.
  • Số thứ tự hóa đơn.
  • Phần tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua.
  • Phần tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng cũng như đơn giá hàng hóa dịch vụ, phần thành tiền được ghi bằng cả số và chữ.
  • Người mua và người bán cần ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán và ngày tháng năm lập hóa đơn.
  • Tên tổ chức nhận in hóa đơn.

Biên bản bàn giao hóa đơn

Biên bản bàn giao hóa đơn cần có đầy đủ các mục dưới đây:

  • Thời gian lập biên bản.
  • Địa chỉ của bên nhận hóa đơn.
  • Bên giao và nhận cần ghi rõ địa chỉ, mã số thuế và người đại diện mỗi bên, chức vụ.
  • Bảng các hạng mục bàn giao bao gồm số thứ tự, tên hóa đơn, đơn vị tính, số lượng, ghi chú và xác nhận.
  • Tiếp đến 2 bên cần kiểm tra kỹ lại thông tin đã lập trong biên bản, rồi tạo thành 2 bản và mỗi bên giữ 1 bản.

Mẫu biên bản giao nhận hóa đơn/bàn giao hóa đơn được cập nhật như dưới đây!

biên bản bàn giao hóa đơn

Biên bản bàn giao hóa đơn

Biên bản bàn giao hàng hóa

Hàng hóa chính là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Theo đó mẫu biên bản giao nhận hàng hóa được sử dụng sau khi làm hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán sẽ có trách nhiệm giao hàng cho bên mua đúng theo thời gian và giá cả ghi trong hợp đồng. Khi đó bên mua sẽ ký nhận biên bản giao hàng mà bên bán đã giao cho đúng thủ tục trong mua bán.

biên bản bàn giao hóa đơn và hàng hóa

Biên bản bàn giao hàng hóa

Biên bản bàn giao tài sản doanh nghiệp

Tài sản chính là tất cả những nguồn lực do doanh nghiệp nắm giữ, kiểm soát và có thể thu lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Tài sản được ghi trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái là vật chất như là nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hóa hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế.

Việc bàn giao tài sản chính là xác nhận sự chuyển giao tài sản giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp. Tại Việt Nam thì việc bàn giao tài sản thương không được xác lập bằng văn bản thể hiện rõ các nội dung và mục đích của việc chuyển giao tài sản. Điều này phần nào dẫn đến các tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh về sau sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể chứng minh được số lượng thực tế tài sản đã bàn giao.

Mục đích của việc lập biên bản bàn giao tài sản

Biên bản bàn giao tài sản chính là biên bản thể hiện cho sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức này cho cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức khác. Thông quá đó, 2 bên sẽ thống kê tài sản, công cụ, dụng cụ giúp cho quá trình bàn giao tài sản diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Sau khi bàn giao hoàn tất thì người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tiếp tài sản theo quy định.

Thường thì biên bản bàn giao tài sản sẽ được sử dụng với mục đích xác nhận việc bàn giao tài sản khi:

  • Hoàn thành xây dựng, mua sắm… tài sản.
  • Được người khác tặng, biết hoặc viện trợ, nhận góp vốn, thuê… và đưa vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác.

Như vậy thì việc bàn giao tài sản và việc lập thành biên bản có ý nghĩa như là chứng cứ khi có tranh chấp xảy ra. Qua đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên.

Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao tài sản

Vì liên quan đến tài sản nên khi lập biên bản bàn giao tài sản cần chú ý những điều sau:

  • Nêu rõ thời gian ngày tháng năm, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản.
  • Cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân và liên lạc giữa bên giao và bên nhận.
  • Ghi đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng của tài sản như tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, tình hình thực tế cũng như giá trị tài sản…
  • Nêu cụ thể điều kiện cũng như trách nhiệm, cam kết đối với tài sản sau khi bàn giao.
  • Chữ ký đôi bên.

Biên bản bàn giao tài liệu

Việc bàn giao tài liệu là công việc và thủ tục khá phổ biến hiện nay trong các cơ quan và tổ chức, liên quan đến các vấn đề giao dịch tài chính và thương mại, mua bán hàng hóa, tư vấn… phát sinh khi một cá nhân nào đó cần phải bàn giao lại tài liệu công việc cho một cá nhân khác hoặc bàn giao lại cho đơn vị mình đang công tác.

Vừa rồi là những chia sẻ về các loại biên bản bàn giao trong nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp như biên bản bàn giao hóa đơn, bàn giao hàng hóa, tài sản…. Hy vọng doanh nghiệp của bạn sẽ áp dụng thực hiện đúng các nghiệp vụ kế toán này.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT