Triết học là thuật ngữ quen thuộc trong nghiên cứu cũng như học tập. Là một lĩnh vực, bộ môn khoa học mang tính trừu tượng, lý luận cũng như khá mơ hồ với nhiều người. Vậy triết học là gì? Những vấn đề của triết học được hiểu như thế nào? Cùng BePro tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Triết học là gì?

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết các vấn đề trên. Đó chính là tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận. 

Trong tiếng anh, triết học được gọi với cái tên “philosophy”. Theo đó, thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại, nghĩa dịch ra là “tình yêu đối với sự thông thái”. Sự ra đời của các thuật ngữ “triết học” và “triết gia” được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. 

Các vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Đó là sự đối lập trong tư duy giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Gọi là vấn đề cơ bản vì dựa trên việc giải quyết các vấn đề này sẽ là cơ sở để giải quyết các vấn đề còn lại của triết học. 

Vấn đề cơ bản của triết học bao gồm các vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Cụ thể là hai mặt, mỗi mặt phải trả lời cho một câu hỏi lớn sau đây: 

Mặt thứ nhất: Giải quyết vấn đề vật chất và ý thức, cái nào có trước cái nào? Cái nào quyết định cái nào?

Các nhà triết học chia làm 2 phe chính:

  • Chủ nghĩa nhất nguyên: Cho rằng một yếu tố có trước và quyết định một yếu tố còn lại, gồm có 2 nhóm: chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. 
  • Chủ nghĩa nhị nguyên: cho rằng cả 2 yếu tố đều có trước và tồn tại song song, độc lập. 

Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới xung quanh không?

  • Khả tri luận: Thừa nhận khả năng nhận thức của con người.
  • Bất khả tri luận: Phủ nhận khả năng nhận thức của con người.

Các vấn đề của triết học là gì? 

Bản chất của triết học là đưa ra những câu hỏi về bản thể, nhận thức, chân lý, đạo đức, thẩm mỹ. Do đó, các vấn đề của triết học bao gồm: 

Vấn đề về bản thể: Vật chất và ý thức là gì? Vật chất và ý thức có mối quan hệ như thế nào?

Vấn đề về chân lý: Làm thế nào để xác định được một luận cứ đi từ tiền đề đến kết luận có hiệu lực hay không? Một phát biểu khi nói ra, làm sao để biết là đúng hay là sai? Ta có thể trả lời những loại câu hỏi nào?

Vấn đề về nhận thức: Quá trình nhận thức diễn ra thế nào? Chúng ta có thể nhận thức chính xác thế giới khách quan hay không? Thực tại là gì? Chúng ta nhận thức thực tại như thế nào? Có nhận thức toàn bộ thực tại hay không?

Vấn đề về đạo đức: Thế nào là “tốt”, thế nào là “xấu” (hoặc thế nào là “giá trị”, thế nào là “phi giá trị”)? Sự khác biệt giữa tốt và xấu? Hành động như thế nào là đúng? Các giá trị có tính chất tuyệt đối hay tương đối? Thế nào là các quy tắc tự nhiên? Hạnh phúc là gì?

Vấn đề về thẩm mỹ: Đẹp là gì? Xấu là gì? Nghệ thuật là gì?

Trong thời kỳ của triết học Hy Lạp cổ đại, 5 vấn đề trên tương ứng với lại 5 nhánh của triết học là Siêu hình học – logic – nhận thức luận – luân lý học – mỹ học. Nhưng đối tượng của triết học thì được mở rộng hơn đến vấn đề của chính trị học – vật lý học – địa chất học – sinh học – khí tượng học – thiên văn học.

Từ thời Socrates, tư tưởng của các nhà triết học Hy Lạp bắt đầu phát triển theo hướng phân tích. Họ đã có sự phân chia về vật thể thành những thành phần nhỏ để nghiên cứu. Với tư tưởng của triết học cổ Hy Lạp, hiện vẫn được xem là cơ sở của triết học phương Tây.

Đối tượng nghiên cứu của triết học

Sau khi đã có những nền tảng cơ bản về triết học là gì? Tiếp đến, BePro xin chia sẻ đến bạn đọc đối tượng nghiên cứu của triết học. Theo đó, đối tượng nghiên cứu của triết học sẽ phụ thuộc vào từng thời kỳ, cụ thể: 

Thứ nhất, ngay từ khi mới ra đời

Triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng.

Quan điểm này là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm cho rằng, triết học là khoa học của mọi khoa học, đặc biệt là ở triết học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại. Thời kỳ này triết học đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ mà ảnh hưởng của nó còn in đậm đối với sự phát triển của tư tưởng triết học ở Tây Âu.

Thứ hai, thời kỳ trung cổ

Tại Tây Âu khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì triết học trở thành nô lệ của thần học.

Nền triết học tự nhiên bị thay bằng nền triết học kinh viện. Triết học lúc này phát triển một cách chậm chạp trong môi trường chật hẹp của đêm trường trung cổ.

Thứ ba, vào thế kỷ XV – XVI

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã tạo một cơ sở tri thức vững chắc cho sự phục hưng triết học.

Sự phát triển xã hội được thúc đẩy bởi sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, bởi những phát hiện lớn về địa lý và thiên văn cùng những thành tựu khác của cả khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn, đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển triết học.

Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành nhất là các khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập.

Thứ tư, thế kỷ XVII – XVIII

Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, đã đạt tới đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII ở Anh, Hà Lan, Pháp với những đại diện tiêu biểu như Henvetiuyt, Didro, Xpinoda,…

Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng bước làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò “khoa học của các khoa học”. Hêghen là học thuyết triết học cuối cùng mang tham vọng đó, tự coi triết học của mình là hệ thống phổ biến của sự nhận thức. Trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học.

Thứ năm, đầu thế kỉ XIX

Hoàn cảnh kinh tế – xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác.

Chấm dứt hoàn toàn về quan niệm “khoa học của các khoa học”, triết học mác xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Kết luận 

Bài viết trên nhằm chia sẻ một số kiến thức về triết học là gì? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT