Mùa hè dường như là một trong những mùa được chào đón nhất trong năm bởi đây là khoảng thời gian các bạn học sinh, sinh viên được nghỉ ngơi sau một năm học đầy nỗ lực. Vì thế, mùa hè còn là mùa của du lịch. Thế nhưng khi đi du lịch sang các nước khác thì phải chuẩn bị rất nhiều thứ và điều đó làm cho bản thân mỗi người đi chơi lại cảm thấy phiền lòng. Và đặc biệt là phải chuẩn bị giấy tờ xuất, nhập cảnh. Thế nên trong bài viết này hãy BePro tìm hiểu về một loại giấy tờ phổ biến bậc nhất khi đi nước ngoài – visa nhé!

 

Visa là gì?

Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thị thực (visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Thị thực khi dịch sang tiếng anh là “visa”. “Visa” là từ được dùng nhiều hơn và được nhiều người biết đến hơn so với thuật ngữ thị thực quy định trong Luật.

Cần phân biệt, thị thực và hộ chiếu là 02 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Theo Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Theo khoản 2 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.

Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần; thị thực điện tử chỉ có giá trị một lần.

Hiện nay, thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây:

– Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;

– Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

– Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Có những loại Visa nào?

Phân theo mục đích nhập cảnh Việt Nam

Theo quy định mới của Luật 51/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, visa Việt Nam được phân thành 21 loại chính, bao gồm: DL, DN1, DN2, NG, DH, LV, HN, PV, VR, TT, LĐ 1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, SQ,…

Trong số đó có 6 loại visa phổ biến nhất là:

  • Visa du lịch (DL)
  • Visa công tác (DN1 – DN2)
  • Visa lao động (LĐ1 – LĐ2)
  • Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)
  • Visa thăm thân TT
  • Visa điện tử (EV)

Các loại visa Việt Nam khác bao gồm:

Loại visa Mô tả Hiệu lực
LV1-LV2 Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với các cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương. Tối đa 12 tháng
NG1 – NG4 Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao. Tối đa 12 tháng
DN1 – DN2 Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp Việt Nam Tối đa 12 tháng
ĐT1 – ĐT4 Cấp cho người nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam Tối đa 5 năm
LS Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam Tối đa 5 năm
NN1 – NN2 Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, dự án của tổ chức và người nước ngoài tại Việt Nam. Tối đa 12 tháng
NN3 Cấp cho người nước ngoài vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài,… tại Việt Nam Tối đa 12 tháng
HN Cấp cho người vào dự hội thảo, hội nghị tại Việt Nam Tối đa 3 tháng
DH Cấp cho người vào học tập, thực tập Tối đa 12 tháng
PV1 Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam Tối đa 12 tháng
PV2 Cấp cho phóng viên, báo chí làm việc ngắn hạn tại Việt Nam Tối đa 12 tháng
DL Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam du lịch Tối đa 3 tháng
LĐ1 – LĐ2 Cấp cho người nước ngoài vào lao động tại Việt Nam Tối đa 2 năm
TT Cấp cho người nước ngoài là vợ chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp visa kí hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, hoặc người nước ngoài là thân nhân (cha, me, vợ, chồng, con) của công dân Việt Nam Tối đa 12 tháng
VR Cấp cho người nước ngoài vào thăm thân nhân hoặc mục đích khác Tối đa 6 tháng

Các loại visa phổ biến nhất hiện nay

Visa du lịch

Visa du lịch được cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam chỉ cho mục đích du lịch, không phải để làm việc tại Việt Nam.

Tuỳ vào thời gian lưu trú và số lần nhập cảnh, visa du lịch Việt Nam được chia thành:

  • Visa nhập cảnh 1 tháng 1 lần
  • Visa nhập cảnh 1 tháng nhiều lần
  • Visa nhập cảnh 3 tháng 1 lần, và
  • Visa nhập cảnh 3 tháng nhiều lần

Ngoài ra, công dân Mỹ khi đến du lịch Việt Nam có thêm 1 lựa chọn làm thị thực nhập cảnh khác là: visa nhập cảnh 1 năm nhiều lần. 

Tuy nhiên, theo quy định của luật xuất nhập cảnh mới, thị thục du lịch DL có thời hạn trên 30 ngày thì cấp tạm trú 30 ngày, và được xem xét gia hạn.

Hiện nay bạn có 3 cách để xin visa du lịch vào Việt Nam, bao gồm:

  • Xin visa nhập cảnh tại sân bay (Visa on arrival – VOA). Đây là cách tối ưu nhất để xin visa cho người nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không.
  • Xin visa tại các Đại sứ quán Việt Nam;
  • Xin e-visa Việt Nam (hiện nay chỉ áp dụng cho loại nhập cảnh 1 tháng 1 lần và cho công dân của 80 quốc gia)

Visa công tác

Loại visa phổ biến thứ hai là visa công tác – visa doanh nghiệp, hay visa thương mại. Theo luật mới, loại visa này được phân thành 2 loại nhỏ, bao gồm:

  • visa DN1 – cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • visa DN2 -cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại,t hực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cũng giống như visa du lịch, visa công tác Việt Nam được chia làm 4 loại tuỳ thuộc vào thời gian lưu trú có hiệu lực và số lần nhập cảnh:

  • Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 1 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần, và
  • Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần

Hiện nay bạn có 3 cách để xin visa công tác vào Việt Nam, bao gồm:

  • Xin visa nhập cảnh tại sân bay (Visa on arrival – VOA). Đây là cách tối ưu nhất để xin visa cho người nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không.
  • Xin visa tại các Đại sứ quán Việt Nam;
  • Xin e-visa Việt Nam (hiện nay chỉ áp dụng cho loại nhập cảnh 1 tháng 1 lần và cho công dân của 80 quốc gia)

Visa du học

Visa du học Việt Nam được cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam để học tập.

Thông thường bạn sẽ lấy loại visa này sau khi đến Việt Nam. Bạn có thể vào Việt Nam bằng visa du lịch, sau đó nộp đơn xin thay đổi tình trạng thị thực tại Cục Xuất Nhập Cảnh Việt Nam sau khi đăng kí khoá học. Cách đơn giản nhất để xin visa đến Việt nam là sử dụng dịch vụ xin visa của một công ty được cấp phép làm dịch vụ xin visa Việt Nam.

Visa lao động

Visa lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam có ký hiệu là LĐ1 và LĐ2, thời hạn tối đa của visa làm việc LĐ là 2 năm.

  • Visa LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;
  • Visa LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động

Visa điện tử

Visa điện tử (ký hiệu EV) là loại visa được Cục Xuất nhập cảnh online. Visa điện tử có thời hạn tối đa 30 ngày và người có visa điện tử có thể nhập cảnh Việt Nam qua 1 trong 33 cửa khẩu quy định.

Visa điện tử hiện chỉ được cấp cho công dân 81 quốc gia.

Phân loại visa theo thời gian hiệu lực visa và số lần nhập cảnh Việt Nam

Theo tiêu chí này, visa thị thực Việt nam được phân thành:

  • Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 2 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 6 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 1 năm nhập cảnh nhiều lần

Sự khác nhau cơ bản giữa visa nhập cảnh 1 lần và visa nhập cảnh nhiều lần là số lần nhập cảnh vào Việt Nam. Trong khi visa (thị thực) nhập cảnh một lần chỉ cho du khách vào Việt Nam một lần duy nhất. Một khi rời khỏi Việt nam, thì du khách cần phải xin visa mới để tái nhập cảnh vào Việt Nam. Còn visa nhập cảnh nhiều lần cho phép du khách tự do ra vào Việt Nam trong thời hạn visa.

Phân biệt Visa và Passport (Hộ chiếu)

Đây là 2 loại giấy tờ phổ biến khi đi xuất, nhập cảnh. Thế nên có sự nhầm lẫn giữa 2 loại giấy tờ này.

Hiểu một cách đơn giản, passport (hộ chiếu) là giấy tờ được chính phủ một quốc gia cấp cho công dân nước mình, trong khi đó visa là loại giấy tờ nơi người xin cấp muốn đến nhưng không phải là công dân nước đó.

Ví dụ cụ thể: Bạn là công dân Việt Nam. Bạn muốn nhập cảnh sang Mỹ để du lịch trong thời gian là 1 tháng. Bạn cần phải chuẩn bị 2 loại giấy tờ:

– Passport do chính phủ Việt Nam cấp xác nhận bạn là công dân Việt Nam hợp pháp và muốn xuất ngoại.

– Visa do chính phủ Mỹ cấp xác nhận cho phép bạn nhập cảnh vào nước Mỹ du lịch.

Nếu không có passport bạn sẽ không thể xin được visa. Vì thế bạn buộc phải xin cấp passport trước rồi mới nộp hồ sơ làm visa.

Thời hạn của thị thực (Visa)

– Thị thực ký hiệu SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày.

– Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.

– Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.

– Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.

– Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.

– Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.

– Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.

Thị thực hết hạn sẽ được xem xét cấp thị thực mới. Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn thị thực cấp theo điều ước quốc tế

Miễn Visa (Miễn thị thực) là gì?

Theo cách hiểu thông thường và ngắn gọn thì miễn thị thực (miễn visa) có nghĩa là một số đối tượng đặc biệt sẽ được phép xuất nhập cảnh mà không phân biệt mục đích theo quy chế/ quy định của quốc gia đó.

Còn theo cách hiểu khác thì miễn thị thực là việc người nước ngoài nhập cảnh vào một quốc gia mà không phải xin thị thực/visa vì quốc gia của họ đã có ký kết các hiệp định/hiệp ước về miễn thị thực với nhau, có thể là miễn thị thực đơn phương hay song phương. Đối với công dân nước ngoài không thuộc quốc gia miễn thị thực thì bắt buộc phải xin visa trước khi vào Việt Nam.

Việt Nam miễn visa cho những đối tượng nào?

Theo Điều 12 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, sửa đổi 2019, các trường hợp được miễn thị thực vào Việt Nam gồm:

– Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú;

– Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;

– Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam;

– Việt Nam đơn phương miễn thị thực.

Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;

+ Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;

+ Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn. Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

Theo Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việt Nam đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 91 nước, trong đó 04 Hiệp định với Ca-mơ-run, Nam-mi-bi-a, Ê-ti-ô-pi-a và Panama (HCPT) chưa xác định hiệu lực.

Theo Nghị quyết 117/NQ-CP năm 2019, Chính phủ thống nhất gia hạn việc miễn thị thực cho công dân các nước: Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn dân quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Na Uy, Vương quốc Thụy Điển, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Bê-la-rút khi nhập cảnh Việt Nam đến ngày 31/12/2022 với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Nước nào miễn visa cho công dân Việt Nam?

Hiện nay, theo cập nhật của Bộ Ngoại giao, các nước đơn phương miễn visa cho công dân Việt Nam, gồm:

– Đài Loan miễn visa cho công dân Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.

– Ru-ma-ni miễn visa cho công dân Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.

– Panama áp dụng miễn visa cho công dân Việt Nam.

– Anh miễn visa cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao.

– Belarus miễn visa 05 ngày cho công dân Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.

– Hồng Kông miễn visa cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ…

Điều kiện được cấp thị thực (Visa) Việt Nam

Căn cứ Điều 10 Luật Xuất nhập cảnh của người nước ngoài (sửa đổi 2019), điều kiện được cấp thị thực Việt Nam gồm:

– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.

– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều  21 của Luật này.

– Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

+ Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;

+ Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

+ Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

+ Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Riêng thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.

Thủ tục xin cấp Visa du lịch

Visa du lịch được xem là visa phổ biến nhất bởi tính phổ thông của nó. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu xem cách xin visa du lịch như thế nào và có khó hay không nhé!

Visa diện du lịch là loại visa không di dân. Mỗi quốc gia thường có điều kiện cấp visa khác nhau. Bạn cần làm đủ các thủ tục xin cấp visa theo yêu cầu của quốc gia đó, chứng minh được mục đích của việc nhập cảnh là du lịch. Việc xin visa du lịch khó hay dễ tùy thuộc vào hồ sơ cá nhân của bạn và đất nước bạn muốn nhập cảnh. Vì vậy, điều bạn cần làm là đến trực tiếp hoặc tham khảo trên website của đại sứ quán quốc gia đó xem họ cần những điều kiện gì, thực hiện theo đúng yêu cầu của họ và chờ xét duyệt cấp visa.

Cần chuẩn bị những gì khi xin Visa du lịch?

Mỗi quốc gia đều có thủ tục cấp Visa riêng. Bạn cần liên hệ với Đại Sứ Quán của quốc gia đó để nắm rõ thủ tục xin cấp Visa cụ thể để chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết. Visa có được cấp hay không tùy thuộc vào hồ sơ của bạn. Ngoài ra, có một số quốc gia yêu cầu phỏng vấn khi xin visa. Do đó, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cũng như kế hoạch của mình thật kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn.

Trong quá trình xin cấp visa, bạn lưu ý phải cung cấp thông tin chính xác tránh khai gian. Nếu bị phát hiện, Đại Sứ Quán có quyền hủy hồ sơ của bạn và cơ hội xin lại visa nước đó rất khó.

Một hồ sơ xin cấp Visa thường có những yêu cầu căn bản như:

  • Hộ khẩu gốc còn giá trị, là bản sao y bản chính có thị thực trên 6 tháng.
  • Hình cá nhân mới chụp tuân theo quy định về cách chụp ảnh xin cấp Visa.
  • Đặt chỗ vé máy bay, khách sạn thể hiện ngày đi và ngày về.
  • Chứng minh tài sản theo quy định về số tiền mà mỗi quốc gia cấp Visa quy định. Tài sản bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm online, nhà cửa, đất đai…
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân.
  • Bảo hiểm du lịch.
  • Hợp đồng lao động có thị thực.
  • Mẫu xin Visa theo quy định của lãnh sự quán quốc gia xin cấp.

Hầu hết các lãnh sự quán đều yêu cầu bản hồ sơ xin Visa được dịch sang Tiếng Anh. Vì vậy bạn nên chuẩn bị kỹ. Ngoài ra, việc cấp Visa sẽ được thu phí theo quy định của mỗi lãnh sự quán. Các thông tin liên quan đến cấp Visa bạn có thể tìm hiểu ngay tại website chính của lãnh sự quán.

Kinh nghiệm khi phỏng vấn xin visa du lịch thành công

Để xin Visa du lịch thành công, bên cạnh việc chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ giấy tờ cần thiết thì kỹ năng phỏng vấn là một trong những yếu tố quan trọng sẽ quyết định bạn có được cấp Visa hay không? Dưới đây sẽ là một số lưu ý cần thiết giúp bạn chủ động trong buổi phỏng vấn xin Visa của mình. Hãy yên tâm vì chỉ cần một tâm lý vững vàng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì việc sở hữu một tấm Visa du lịch là điều không hề khó.

  • Lưu ý thời gian và địa điểm phỏng vấn: Hãy kiểm tra kỹ thời gian và địa điểm phỏng vấn theo lịch hẹn để tránh những trường hợp đến muộn tạo cho người phỏng vấn một ấn tượng không tốt về bạn. Bạn nên đến sớm hơn ít nhất 15 phút để có thời gian chuẩn bị và chỉnh trang lại giúp bạn tự tin hơn.
  • Trang phục đi phỏng vấn phù hợp: Bạn cần chú ý đến trang phục khi đi phỏng vấn, cần phải gọn gàng và lịch sự. Phụ nữ nên trang điểm nhẹ nhàng, đàn ông thì chỉn chu trong quần áo, tóc tai và mùi cơ thể sẽ giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn.
  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước buổi phỏng vấn: Bạn cần chú ý giữ tâm lý thoải mái, tự nhiên để luôn bình tĩnh và có những câu trả lời phỏng vấn thật rõ ràng. Phải tuyệt đối trả lời những câu hỏi một cách thành thật, vì nếu phát hiện sự không thành thật thì tỉ lệ đậu visa gần như bằng 0 và cũng ảnh hưởng đến những lần xin visa sau. Không nên quá chú tâm vào việc mình có đỗ hay không, điều đó sẽ gây áp lực về tâm lý cho bạn. Một mẹo nhỏ cho bạn là hãy mỉm cười, đó cũng là một cách khiến cuộc phỏng vấn của bạn thành công hơn.
  • Tham khảo trước một số câu hỏi: Vào đầu buổi phỏng vấn, nhân viên Đại sứ quán thường có các câu hỏi quen thuộc về thông tin cá nhân, sở thích, gia đình và khả năng tài chính. Bạn nên tham khảo cách trả lời của những câu hỏi này để tập trả lời thật lưu loát. Việc đó giúp bạn không mất bình tĩnh ngay những phút đầu và tăng sự tự tin cho bạn.

Thủ tục gia hạn Visa Việt Nam cho người nước ngoài

Visa quá hạn là vấn đề thường gặp khi bạn ở nước ngoài. Vậy trong tình huống này cần giải quyết thế nào để không phải dừng cuộc vui, xách vali về nước?

Lưu trú quá hạn visa Việt Nam sẽ khiến du khách nước ngoài không những phải chịu phạt hành chính mà còn để lại một dấu ấn xấu trong hồ sơ của Cục Xuất nhập cảnh Việt Nam và khiến việc quay trở lại Việt Nam lần sau của họ trở nên khó khăn hơn. Chúng tôi không hề muốn những du khách nước ngoài đến đất nước Việt Nam bị rơi vào tình huống này. Vậy thì, trong trường hợp người nước ngoài muốn lưu trú tại Việt Nam lâu hơn thời hạn visa, chúng tôi khuyên nên gia hạn thời gian lưu trú tại Việt Nam. Hiện có 2 cách để gia hạn visa cho người nước ngoài tại Việt Nam, đó là

  • làm visa run, hoặc
  • gia hạn visa và không cần rời khỏi Việt Nam.

Trong bài viết này, Vietnam-visa sẽ cung cấp tới bạn tất cả những thông tin liên quan đến việc gia hạn visa Việt nam tại Việt nam.

Yêu cầu để gia hạn/tái cấp visa tại Việt nam

Để gia hạn/tái cấp visa Việt Nam, khách nước ngoài phải đảm bảo hộ chiếu gốc của mình:

  • còn hạn ít nhất 06 tháng kể từ thời điểm gia hạn/tái cấp
  • có ít nhất 02 trang trống.

Gia hạn visa Việt Nam

Gia hạn visa tức là du khách sẽ được phép tiếp tục lưu trú tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải xuất cảnh Việt nam và tái nhập cảnh vào Việt Nam.

Nếu gia hạn visa, khách nước ngoài sẽ được đóng dấu gia hạn tên hộ chiếu thể hiện thời hạn lưu trú mới trên đó. 

Lưu ý: Visa gia hạn sẽ có hiệu lực một lần nhập cảnh, tức là sau khi gia hạn, nếu du khách rời khỏi Việt Nam thì visa gia hạn đó sẽ tự động hết hiệu lực.

Tái cấp visa

Tái cấp visa tức là người nước ngoài sẽ được cấp một tem visa mới và một dấu thể hiện thời gian lưu trú mới. Do đó, phí tái cấp visa sẽ cao hơn phí gia hạn visa. 

Lưu ý: Hiện nay Cục Xuất Nhập Cảnh Việt Nam không cung cấp dịch vụ này. Chúng tôi sẽ cập nhật nếu có bất cứ thay đổi nào trong thời gian tới.

Gia hạn visa cho người nước ngoài ở đâu?

Hiện có 2 cách gia hạn visa cho người nước ngoài, đó là (01) sử dụng dịch vụ gia hạn visa Việt Nam hoặc (02) tự gia hạn visa tại văn phòng của Cục xuất nhập cảnh Việt Nam tại một trong các địa chỉ sau:

  • Tại Hà Nội: 44 0 46 Trần Phú, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội
  • tại TP Hồ Chí Minh: 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Tại Đà nẵng: 78 Lê Lợi, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng 550000

Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục xin gia hạn visa tại Việt Nam qua Vietnam-visa.com vô cùng dễ dàng. Quý khách chỉ cần thực hiện 3 bước dưới đây:

  • Bước 1: Gửi bản chụp trang hộ chiếu và trang có chứa visa còn giá trị tới địa chỉ email Support@Vietnam-visa.com và chúng tôi sẽ kiểm tra và thông báo cho quý khách biết visa đó có thể gia hạn được hay không. 
  • Bước 2: Gửi hộ chiếu gốc của du khách người nước ngoài đó đến địa chỉ văn phòng của chúng tôi tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh, và thanh toán phí gia hạn.
  • Bước 3: Nhận lại hộ chiếu kèm theo visa gia hạn trong vòng 8 ngày làm việc nếu xử lý thường hoặc 4 ngày làm việc nếu xử lý khẩn.

Lệ phí gia hạn visa Việt Nam và thời gian gia hạn

Hiện nay, Vietnam-visa.com có thể hỗ trợ khách nước ngoài:

  • gia hạn miễn visa gốc (diện đơn phương và song phương) thêm 15 ngày đến 1 tháng;
  • gia hạn visa gốc 1 hoặc 3 tháng diện du lịch thêm 15 ngày đến 1 tháng;
  • gia hạn visa gốc doanh nghiệp 1 tháng hoặc 3 tháng thêm 15 ngày đến 3 tháng;
  • gia hạn giấy miễn thị thực 5 năm thêm 3 hoặc 6 tháng;
  • gia hạn visa gốc 1 năm diện du lịch cho công dân Mỹ thêm 15 ngày đến 1 tháng;
  • gia hạn visa gốc 1 năm diện doanh nghiệp cho công dân Mỹ thêm 15 ngày đến 3 tháng.

Theo đó, Phí gia hạn visa tại Việt Nam phụ thuộc vào loại visa gốc cũng như thời gian mà du khách nước ngoài muốn gia hạn cũng như thời gian xử lý thông thường hay gấp. 

KẾT LUẬN

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về visa và các thủ tục xin visa. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT