Vốn điều lệ là một khái niệm khá quen thuộc với rất nhiều người . Nhưng một điều chắc chắn là nhiều người vẫn còn mờ hồ về khái niệm này, những điểm nào cần lưu ý khi quyết định góp vốn điều lệ khi tư vấn thành lập công ty. Cùng Bepro.vn tìm hiểu vốn điều lệ là gì qua bài viết phân tích dưới đây. 

Vốn điều lệ là gì 02

Vốn điều lệ là gì? Cần lưu ý gì khi đăng ký vốn điều lệ công ty?

Vốn điều lệ là gì? 

Theo nội dung được quy định trong khoản 29 điều 4 của Luật doanh nghiệp tại số 68/2014/QH13, vốn điều lệ là toàn bộ giá trị tài sản  được đóng góp bởi các thành viên hoặc các cam kết khi quyết định thành lập công ty đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn công ty hợp danh. Còn đối với trường hợp công ty cổ phần vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán đi hoặc đã đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp.

Tóm lại, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản vốn điều lệ là tổng giá trị góp vốn hoặc cam kết góp vốn của cá nhân hoặc tổ chức vào việc thành lập công ty để một phần trở thành chủ sở hữu hay cùng sở hữu chung một công ty. 

Những điểm cần lưu ý khi đăng ký vốn điều lệ 

Thời gian góp vốn điều lệ có thời hạn trong bao lâu?

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn: Tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thời hạn góp vốn điều lệ tổng cộng là 90 ngày.

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn là công ty cổ phần: 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải đảm thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua trước đó.

Vốn điều lệ có cần được chứng minh khi thành lập công ty không?

Căn cứ theo các quy định trong pháp luật hiện hành. Đối với những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định cần chứng minh vốn điều lệ đầy đủ. Nhưng đối với các ngành nghề sản xuất kinh doanh thông thường không có các yêu cầu về vốn pháp định thì không cần phải chứng minh vốn điều lệ khi nộp hồ sơ thành lập công ty.

Việc ngành nghề kinh doanh nào cần và không cần vốn pháp định đã được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể.

Vốn điều lệ là gì

Vốn điều lệ là gì? Cần lưu ý gì khi đăng ký vốn điều lệ công ty?

Đơn vị nào chịu trách nhiệm kiểm tra vốn điều lệ?

Chi cục thuế sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động một thời gian ngắn, bao gồm các thủ tục ban đầu khi thành lập bao gồm: giấy phép đăng ký kinh doanh, con dấu, hồ sơ kê khai thuế, giấy chứng nhận góp vốn. Thời gian thông thường là 1 đến 6 tháng kể từ ngày doanh nghiệp thành lập.

Trường hợp đăng ký vốn điều lệ ít có ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm: Dựa trên số vốn điều lệ đã đăng ký mà quy về trách nhiệm của doanh nghiệp. Chính vì điều này, nếu vốn điều lệ càng ít thì mức độ chịu trách nhiệm trong giới hạn càng ít, tránh được tối thiểu các rủi ro.

Nhược điểm: 

  • Khó tạo được sự tin tưởng tuyệt đối từ các đối tác, đặc biệt là các đối tác mới chưa biết gì về doanh nghiệp của bạn. 
  • Rất khó nhận được sự chấp thuận và phê duyệt hồ sơ vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong giai đoạn cần hỗ trợ tài chính để phát triển công việc kinh doanh.
  • Môt ví dụ cụ thể: Giả sử vốn điều lệ mà doanh nghiệp bạn đăng ký là 2 tỷ và đã góp vốn đầy đủ. Nhưng khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn đàm phán ký hợp đồng với đối tác có giá trị 3 tỷ đồng, thì rất có thế đối tác sẽ phải dè chừng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có đồng ý ký hợp đồng hay không. Vì trên cơ sở pháp lý, công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong khoản 2 tỷ đồng..

Trường hợp đăng ký vốn điều lệ nhiều có ưu nhược điểm gì?

Trái lại với trường hợp đăng ký vốn điều lệ quá ít, nếu doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ nhiều quá thì sẽ nhận được sự tin tưởng và thuận lợi hơn tư các đối tác hay ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nhưng trong trường hợp không may, công ty làm ăn thua lỗ bạn phải chịu trách nhiệm bồi thường hợp đồng tương ứng với số vốn mình đã đăng ký.

Vốn điều lệ là gì 01

Vốn điều lệ là gì? Cần lưu ý gì khi đăng ký vốn điều lệ công ty?

Trường hợp sau này muốn tăng vốn điều lệ lên có được không?

Không quá 3 ngày làm việc, việc tăng vốn điều lệ sẽ được thực hiện một cách ngắn gọn và đơn giản. Nhưng tốt nhất Bepro.vn khuyên bạn trước khi đăng ký vốn điều lệ bạn cần xác định chính xác một số vốn vừa đủ sao cho thỏa mãn hai điều kiện sau:

  • Thứ nhất là đủ để chứng minh tiềm lực tài chính doanh nghiệp.
  • Thứ hai là dự định được các giá trị của hợp đồng có khả năng ký kết trong tương lai.

Những chia sẻ ngắn gọn trên đây một phần nào giải đáp các vấn đề liên quan đến vốn điều lệ. Hy vọng bạn sẽ có một sự lựa chọn đúng đắn khoản vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT