Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực rộng, mang tính đa ngành, liên quan đến nhiều khía cạnh như: Hoạt động sáng tạo, khai thác, sử dụng, quản lý, chuyển giao, bảo vệ tài sản trí tuệ. Luật sở hữu trí tuệ cũng điều chỉnh nhiều khía cạnh pháp lý khác nhau liên quan đến các quan hệ dân sự, thương mại, hành chính, quốc tế, hình sự,… Tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhất thế nào là luật sở hữu trí tuệ nhé!

1. Khái niệm pháp luật sở hữu trí tuệ

 

Pháp luật sở hữu trí tuệ là hệ thống quy phạm pháp luật có cấu trúc chặt chẽ với đầy đủ các yếu tố cơ bản của một ngành luật là phạm vi điều chỉnh riêng và có phương pháp điều chỉnh đặc trưng. Theo đó, pháp luật sở hữu trí tuệ được hiểu là tổng hợp của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tạo ra, xác lập, sử dụng, định đoạn và bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. 

2. Đặc trưng của pháp luật sở hữu trí tuệ 

– Thứ nhất, pháp luật sở hữu trí tuệ thực chất là một nhánh của luật dân sự 

Các quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ với bản chất là quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản là quan hệ pháp luật dân sự. Và được “tách” ra khi phát triển đến mức độ nhất định để phục vụ cho việc điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp và hiệu quả. Điều này tương tự như các quan hệ thương mại, lao động, đất đai,… Pháp luật sở hữu trí tuệ thực chất là một nhánh phát triển từ pháp luật dân sự. 

– Thứ hai, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật sở hữu trí tuệ 

Thông thường, một ngành luật có đối tượng và phương pháp điều chỉnh đặc thù. Tuy nhiên, các ngành luật tách ra từ luật dân sự chủ yếu có đối tượng điều chỉnh riêng. Còn phương pháp điều chỉnh chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp điều chỉnh của luật dân sự và ngành luật sở hữu trí tuệ cũng nằm trong số này. 

– Thứ ba, đảm bảo hoạt động cạnh tranh lành mạnh 

Việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa rất quan trọng. Là thước đo thực tiễn của nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng lợi ích. Một mặt, quyền sở hữu trí tuệ tạo ra độc quyền cho chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ. Mặt khác, độc quyền này lại không được cản trở, gây thiệt hại một cách không phù hợp cho hoạt động cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. 

Thứ tư, mối quan hệ giữa pháp luật sở hữu trí tuệ với ngành luật khác

Pháp luật sở hữu trí tuệ còn có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành luật khác để đảm bảo tính thống nhất cho hệ thống pháp luật quốc gia. Nhất là luật hành chính, luật hình sự, luật hôn nhân và gia đình,…

3. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật sở hữu trí tuệ

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật sở hữu trí tuệ là các quan hệ sở hữu trí tuệ. Tức các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tạo ra, xác lập, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Quan hệ sở hữu trí tuệ khá đa dạng và có thân phân nhóm theo đối tượng, bao gồm: Quan hệ về quyền tác giả; Quan hệ về quyền liên quan; Quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp; Quan hệ về quyền đối với giống cây trồng mới.

– Quan hệ về quyền tác giả

Là những quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc sáng tạo tác phẩm. Và tiếp theo là bảo hộ, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm đó. 

– Quan hệ về quyền liên quan

Là các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc:

  • Thực hiện cuộc biểu diễn;
  • Tạo ra bản ghi âm, ghi hình;
  • Thực hiện việc phát sóng;
  • Khai thác, sử dụng và đảm bảo thực hiện quyền đối với các đối tượng này.

– Quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp

Là các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc:

  • Tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp;
  • Bảo hộ, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng này. 

Các quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp có hai loại đối tượng khá rõ nét: (1) Nhóm đối tượng là kết quả sáng tạo kỹ thuật – công nghệ, nghệ thuật (sáng chế, kinh doanh công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) và (2) Nhóm đối tượng là các chỉ dẫn thương mại (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và các chỉ dẫn thương mại khác).

– Quan hệ về quyền đối với giống cây trồng

Là các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc:

  • Tạo ra giống cây trồng mới;
  • Bảo hộ, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với giống cây trồng mới.

Đây là các quan hệ đối với kết quả sáng tạo là giống cây trồng mới được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển. 

Trên đây là một vài thông tin về Luật Sở hữu trí tuệ mà chúng tôi cung cấp đến cho bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc, vui lòng liên hệ để được giải đáp sớm nhất!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT