Hình thức hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ phổ biến nhất hiện nay. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ dạng gia đình. Nếu bạn muốn thành lập HKD thì bạn cần tìm hiểu về hộ kinh doanh cá thể là gì và các vấn đề liên quan.

hộ kinh doanh cá thể 01

Hộ kinh doanh cá thể là gì? Các vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình doanh nghiệp được pháp luật công nhận và bảo vệ, có phạm vi hoạt động thu nhỏ lại trong quận huyện, đồng thời số lượng lao động mà hộ kinh doanh cá thể được sử dụng không quá 10 lao động.

Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

  • Số lượng thành viên trong hộ kinh doanh cá thể thường không được quá 10 người. Nếu hộ kinh doanh có thể trên 10 thành viên thì chủ hộ phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật.
  • Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, sẽ tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động của mình. Hộ kinh doanh cũng không được quyền phát hành chứng khoán, có thể xem đây là loại hình kinh tế đơn giản.
  • Được gọi là hộ kinh doanh cá thể nhưng có thể do cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ. Vốn kinh doanh ban đầu có thể là vốn của một cá nhân hoặc vốn của hộ gia đình.
  • Theo đó một số những chủ đầu tư không thuộc hộ gia đình mà muốn cùng nhau góp vốn kinh doanh thì chỉ còn cách cùng nhau thành lập doanh nghiệp mới chứ không thể góp vốn vào hộ kinh doanh đó.

Ưu nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể

Ưu điểm

  • Hộ kinh doanh cá thể có thủ tục thành lập khá đơn giản, không rườm rà.
  • Không phải khai thuế hàng tháng.
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản hơn nhiều.
  • Có quy mô nhỏ gọn, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
  • Được áp dụng chế độ thuế khoán.

Nhược điểm

  • Chỉ được sử dụng tối đa 9 lao động, nếu hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên mà không thành lập doanh nghiệp, vẫn giữ mô hình hộ kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền 5 triệu đồng và hình phạt bổ sung là buộc phải thành lập doanh nghiệp.
  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh khác.
  • Mô hình kinh doanh này không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân.
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với các hoạt động kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh không được khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn giá đơn giá trị gia tăng.
  • Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ là nguyên nhân ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.

Trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như sau: Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện giao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh.
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp với quy định tại  Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng/lần (Thông tư 176/2012/TT-BTC quy định)

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

hộ kinh doanh cá thể

Các vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh

7 lưu ý phải tránh rủi ro trong thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Bạn cần phải lưu ý một số điều trong thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dưới đây:

Lưu ý về đối tượng được đăng ký

Đối tượng được quyền đăng ký hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Một người chỉ đứng tên duy nhất 1 hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã có hộ kinh doanh, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng hộ kinh doanh này vẫn chưa giải thể theo quy định pháp luật thì người này vẫn không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới được.

Lưu ý về cách đặt tên hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cũng phải có tên riêng và đảm bảo 2 thành tố là “hộ kinh doanh + tên riêng của chủ hộ kinh doanh”. Ngoài ra doanh nghiệp cũng không được đặt tên dễ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp như không được thêm vào các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp”, tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng tên với tên riêng của những hộ kinh doanh khác trong phạm vi quận, huyện… không sử dụng tên tiếng anh để đặt tên cho hộ kinh doanh, nếu muốn sử dụng tên tiếng anh phải đảm bảo giữa những ký tự phải có dấu chấm đi kèm.

Lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh

Một hộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập chi nhánh, địa điểm hay văn phòng đại diện như công ty. Trường hợp địa chỉ là nhà thuê hoặc mượn thì cần phải xác minh rõ địa chỉ từ trước đến nay có ai thành lập hộ kinh doanh chưa, nếu có thì đã giải thể chưa…và một số lưu ý:

  • Địa chỉ đăng ký HKD tuyệt đối không được là chung cư.
  • Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập hộ kinh doanh.
  • Đối với một số ngành đặc biệt sẽ có kèm các yêu cầu khác.

Vốn điều lệ kinh đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Số vốn đăng ký là bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào khả năng của mỗi người và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề người đăng ký muốn hướng đến. Tuy nhiên cần lưu ý thêm là việc chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ kinh doanh và vô hạn.

Số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh

Số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh được phép sử dụng là từ 9 lao động. Nếu từ 10 lao động thì hộ kinh doanh phải tiến hành thành lập doanh nghiệp để tránh bị cơ quan chức năng xử lý.

hộ kinh doanh cá thể 02

Các vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh

Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Hộ kinh doanh muốn kinh doanh nào thì thể hiện trên tờ khai đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ hướng dẫn cách thể hiện sao cho hợp hợp lý nhất có thể.

Lưu ý về giấy tờ cần có để đăng ký hộ kinh doanh

Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian.

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • CMND sao y công chứng không quá 3 tháng của chủ hộ và các thành viên.
  • Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện..
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản photo (nếu có))
  • 2 CMND sao y công chứng không quá 3 tháng của chủ hộ và các thành viên (nếu có)
  • Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng)

Nếu bạn đang có ý định thành lập hộ kinh doanh cá thể thì cần nắm vững các kiến thức cơ bản vừa rồi. Chúc bạn thành công!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT