Doanh nghiệp thường dùng nhiều phương pháp khác nhau để thu hồi công nợ trong quá trình kinh doanh. Theo đó, việc sử dụng hình thức chiết khấu thanh toán được áp dụng khá nhiều. Vậy chiết khấu thanh toán là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

chiết khấu thanh toán

Cập nhật phương pháp mới nhất

Chiết khấu thanh toán là gì?

Chiết khấu thanh toán là khoản mà người bán sẽ giảm trừ cho người mua khi tiến hành thanh toán trước thời hạn ( lưu ý là không liên quan đến hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa giữa người mua và người bán với nhau nên sẽ không thể ghi giảm giá trị hàng hóa tăng giá vốn được).

Phương pháp hạch toán kế toán chiết khấu thanh toán

Tại bên chiết khấu thanh toán, tức là bên chi tiền

Bên chiết khấu thanh toán sẽ lập chứng từ ghi hoặc chứng từ khấu trừ công nợ, căn cứ vào chứng từ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính: Tổng chiết khấu thanh toán phải trả

        Có TK 131  – Phải thu của khách hàng (nếu bù trừ luôn vào khoản phải thu)

        Có các TK 111, 112: Nếu trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Tại bên nhận chiết khấu thanh toán, tức là bên nhận tiền

Bên nhận CTKT nhằm mục đích lập chứng từ thu hoặc chứng từ khấu trừ công nợ, căn cứ vào chứng từ, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (nếu giảm trừ công nợ)

Nợ các TK 111, 112: Nếu nhận tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

        Có TK 515 –  Doanh thu hoạt động tài chính: Tổng chiết khấu thanh toán được hưởng.

chiết khấu thanh toán 02

Phương pháp hạch toán

Về thuế

Hóa đơn: Hóa đơn không được ghi khoản chiết khấu thanh toán trên hóa đơn bán hàng để giảm giá.

Chứng từ khi được thực hiện chiết khấu thanh toán: Đây sẽ là một khoản chi phí tài chính mà doanh nghiệp bán chấp nhận sẽ chi cho người mua.

  • Người bán lập phiếu chi để có thể trả khoản CKTT.
  • Người mua lập phiếu thu để có thể nhận khoản chiết khấu thanh toán được hưởng.

Các bên căn cứ chứng từ thu, chi tiền để hạch toán kế toán và các định thuế TNDN theo như quy định.

  • Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN: Theo như thông tư  số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của BTC có hiệu lực từ 2/8/2014, chiết khấu thanh toán không còn bị khống chế như TT 123/2012/TT-BTC nữa, do đó mà chi phí cho việc CKTT sẽ được trừ hết.

Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại chính là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với một khối lượng lớn. Khoản chiết khấu thương mại thường được hạch toán vào tài khoản 521 và ghi giảm trừ doanh thu.

Nội dung

Phản ánh chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc thanh toán cho người mua hàng do họ đã mua hàng, dịch vụ với khối lượng lớn theo như thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua, bán hàng.

Cách hạch toán

Chiết khấu thương mại được hạch toán khi khách hàng thực hiện việc mua với số lượng lớn, đạt hoặc vượt định mức mà bên bán đặt ra.

Số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh tại bên bán

Nợ TK 521 ( chiết khấu thương mại)

Nợ TK 3331   ( thuế VAT)

        Có TK 111/112/131  

Kết chuyển

Nợ TK 511  

        Có TK 521

Đối với bên mua

Nợ TK 111/112/331

        Có TK 156

        Có TK 1331

chiết khấu thanh toán 01

Số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh tại bên bán

Hàng bán bị trả lại 

Tài khoản sử dụng cho hàng bán bị trả lại là 531.

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm và hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng mất phẩm chất, sai chủng loại, quy cách. 

Tài khoản này chỉ phản ánh giá trị của số hàng đã bán bị trả lại. Các chi phí khác phát sinh có liên quan đến việc hàng bán bị trả lại mà doanh nghiệp cần phải chi trả được phản ánh vào Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng.

Trình tự hạch toán và xuất hóa đơn

Bên mua

Xuất hóa đơn trả hàng và kê vào bảng kê 03-GTGT  ( nếu xuất trả hàng trong cùng kỳ) hoặc kê vào bảng 02A ( nếu xuất hàng trả khác kỳ) 

Nợ 331

        Có 156

        Có 1331

Bên bán

Kê tờ hóa đơn của bên bán vào bảng kê 02-GTGT (nếu xuất trả hàng trong cùng kỳ) hoặc kê vào bảng 02A ( nếu hàng trả khác kỳ )

Nợ 531

Nợ 3331

        Có 131

Giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán sử dụng tài khoản 532. Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. Giảm giá hàng bán chính là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm của doanh nghiệp kém, mất phẩm chất hoặc không đúng quy định…

Tài khoản chỉ phản ánh vào các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng và phát hàng các hóa đơn do hàng hóa kém hoặc mất phẩm chất…

Bên bán sẽ thực hiện việc xuất hóa đơn giảm giá cho số lượng hàng kém chất lượng

Bên bán

Nợ 532 ( Giảm giá hàng bán theo giá chưa có thuế)

Nợ 3331

        Có 131

Nếu việc giảm giá trong cùng kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ được kê khai vào bảng kê 02GTGT với số âm. Nếu giảm giá khác kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ ghi vào bảng kê 02A, lên tờ khai thuế ở mục điều chỉnh giảm giá GTGT đầu ra.

Bên mua 

Nợ 331

        Có 156

        Có 133

Nếu giảm giá trong cùng kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ được kê vào bảng kê 02GTGT với số âm. Ngược lại nếu giảm giá khác kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ ghi vào bảng kê 02A, lên tờ khai thuế ở mục điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra.

Vừa rồi là những giới thiệu cơ bản về chiết khấu thanh toán mà Bepro.vn giới thiệu đến bạn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn biết được nhiều hơn về nghiệp vụ kế toán này.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT