Benchmark là chỉ số quan trọng trong nhiều lĩnh vực hiện nay, chúng đại diện cho một khía cạnh cụ thể nào đó của tổng thị trường. Hôm nay hãy cùng Bepro.vn tìm hiểu về chỉ số benchmark là gì trong lĩnh vực kinh tế hiện nay!

benchmark là gì 02

Khái quát Benchmark là gì? Tầm quan trọng của Benchmark

Benchmark là gì?

Benchmark hay Benchmarking trong kinh tế là một kỹ thuật quản trị nhằm cải thiện hoạt động của kinh doanh. Kỹ thuật này sẽ được dùng để so sánh tình hình hoạt động giữa các tổ chức khác nhau nhưng có hoạt động lĩnh vực tương tự nhau, hoặc giữa những bộ phận khác nhau trong cùng một tổ chức, doanh nghiệp.

Benchmarking là phương pháp mang tính liên tục trong việc đánh giá, cải tiến sản phẩm, dịch vụ và các thói quen nhằm đặt được vị trí dẫn đầu trong ngành, lĩnh vực nào đó. Phương pháp này cũng được định nghĩa như là một phương pháp tốt nhất trong thực tiễn giúp cho doanh nghiệp hoạt động một cách tốt nhất. 

Benchmarking có thể so sánh được các phương thức kinh doanh tương tự nhau mà không cần phải xem xét liệu việc sản phẩm đầu ra khác nhau hoặc đầu ra khó tính toán hay không. 

Tại sao benchmark quan trọng?

Thực tế chính phủ muốn phát triển các dịch vụ công cộng hiện đại, chất lượng cao, hiệu quả và tập trung vào các khách hàng. Các doanh nghiệp giống như tổ chức của bạn sẽ được yêu cầu tập trung vào các kết quả cuối cùng và các tiêu chuẩn dịch vụ hơn là chỉ đơn giản tập trung vào các hoạt động và phương pháp kinh doanh của họ. Vì thế mà bạn cũng sẽ cần phải tìm cách cải thiện chất lượng dịch vụ đáng với số tiền mà người mua phải bỏ ra.

Cần phải biết rằng doanh nghiệp của bạn đang hoạt động tốt ở mức nào để so sánh với các doanh nghiệp khác. Bạn cũng cần biết nơi nào đáng bỏ thời gian và tiền bạc ra để cải tiến. Vì thế mà phương pháp benchmarking sẽ giúp bạn tìm kiếm các cơ hội để cải thiện dịch vụ hoặc giảm chi phí vì có hiệu quả.

Đối với các dự án xây dựng thì benchmarking là một bộ phận quan trọng của  “Achieving Excellence initiative”. Theo đó các doanh nghiệp là khách hàng sẽ phải so sánh việc quản lý các dự án xây dựng với những gì mà các tổ chức khác đã đạt được.

benchmark là gì 01

Tầm quan trọng của Benchmark 

Những lợi ích của Benchmark 

Các tổ chức sử dụng phương pháp này thành công cho biết phương pháp này sẽ thu lại được lợi ích ít nhất là gấp mười lần so với chi phí phải bỏ ra. Benchmarking có thể được sử dụng để giúp cho tổ chức xác định những quy trình nào cần phải hoàn thiện, nghĩa là chúng ta sẽ phải đặt mục tiêu đạt được mức tối ưu trong những mặt nào. Phương pháp này cũng có thể giúp cho việc xây dựng mục tiêu, tức là khoảng cách giữa các quy trình kinh doanh hiện tại trong tổ chức và thực tiễn hoạt động có tối ưu hay không. Nó cũng trợ giúp nhiều khi kết hợp với một số phương thức cải thiện tình hình hoạt động như phân tích kinh doanh và thiết kế lại quy trình kinh doanh.

Những ai liên quan đến Benchmarking?

Trong một tổ chức thi có 3 bên sẽ liên quan đến benchmarking:

  •  Bộ phận kinh doanh: Tức là giám đốc phụ trách kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm tìm ra các dịch vụ để đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh. Mối quan tâm của khách hàng benchmarking sẽ là “Tôi có thể cải thiện tình hình hoạt động mua bán dịch vụ và kiểm soát các nhà cung cấp dịch vụ, hỗ trợ kinh doanh thông qua những dịch vụ của doanh nghiệp”.
  • Người sử dụng cuối cùng bên ngoài như công chúng: Tức là bất kỳ ai sử dụng các dịch vụ của tổ chức để tiếp cận thông tin hoặc tiến hành các giao dịch với chính phủ. Mối quan tâm của họ trong benchmarking sẽ là “các dịch vụ được cải thiện như thế nào để đáp ứng cho tôi?”
  • Các nhà cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận với khách hàng. Mối quan tâm của nhà cung cấp trong benchmarking sẽ là “Chúng ta sẽ cải tiến phương pháp cung cấp dịch vụ như thế nào để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và dịch vụ nào sẽ có hiệu quả về chi phí cũng như cung cấp kịp thời.

benchmark là gì

Những ai liên quan đến Benchmarking?

Các cấp độ áp dụng benchmarking

3 cấp độ cơ bản như sau:

  • Cấp độ hoạt động: Áp dụng trong từng đơn vị kinh doanh riêng lẻ.
  • Cấp độ chức năng: Có thể xem xét toàn bộ tổ chức. Áp dụng benchmarking ở cấp độ này sẽ giúp ích rất nhiều cho tất cả các bộ phận bên trong tổ chức.
  • Cấp độ chiến lược: Có ảnh hưởng tới hệ thống và quá trình thực hiện việc lập kế hoạch chiến lược của một tổ chức. Benchmarking chiến lược không giúp bạn thắng lợi nhanh chóng nhưng nó có tiềm năng đạt được những lợi ích trong dài hạn.

Hãy coi trọng phương pháp benchmarking bởi nó luôn thay đổi và đảm bảo benchmark đánh giá được những hoạt động hiện tại đang là những hoạt động ưu tiên. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm benchmark là gì và các vấn đề liên quan đến phương pháp này.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT