Khái niệm hàng tồn kho chắc hẳn đã quá quen thuộc với nhiều doanh nghiệp. Dù vậy vẫn còn nhiều người hiểu hàng tồn kho theo hướng tiêu cực và cần giải quyết chúng thật nhanh. Vậy hàng tồn kho là gì? Cùng Bepro.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Hàng tồn kho là gì? Làm sao để duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý?
Hàng tồn kho là gì?
Hàng tồn kho – Inventories là những mặt hàng mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò mà có thể chia hàng tồn kho của một doanh nghiệp thành 3 loại đó là nguyên vật liệu; bán thành phẩm và thành phẩm.
Cũng có thể hiểu hàng tồn kho là những tài sản được lưu giữ để bán trong kỳ sản xuất; kinh doanh bình thường hoặc đang trong quá trình sản xuất; kinh doanh dở dang. Hoặc là nguyên liệu; công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất; kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm những gì?
Xét về chủng loại
Xét về chủng loại thì hàng tồn kho có thể bao gồm các sản phẩm thương mại như:
- Hàng hóa mua về để bán bao gồm các loại như hàng tồn kho; hàng mua đang đi trên đường; hàng được gửi đi bán hay hàng được gửi đi gia công chế biến.
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.
- Hàng hóa dở dang bao gồm cả sản phẩm chưa được hoàn thành và đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
- Nguyên liệu, vật liệu, công vụ, dụng cụ tồn kho; gửi đi gia công chế biến đã mua đang đi trên đường.
- Chi phí dịch vụ dở dang.
Hàng tồn kho bao gồm những gì?
Xét về đặc điểm hàng hóa
- Nguồn vật tư bao gồm các loại nhiên liệu; vật liệu hay các đồ dùng văn phòng; vật tư khác đều cần thiết cho việc phục vụ quá trình sản xuất hàng hóa.
- Nguyên liệu thô được hiểu là những nguyên liệu được bán cho đơn vị khác hoặc giữ lại nhằm mục đích phục vụ sản xuất sau này; được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
- Bán thành phẩm là những sản phẩm được phép dùng cho việc sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
- Thành phẩm là sản phẩm đã được hoàn thành sau quá trình sản xuất.
Tỷ lệ hàng tồn kho như thế nào là hợp lý, an toàn?
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh; chắc chắn doanh nghiệp nào cũng đều sẽ có hàng tồn kho. Tuy nhiên để tránh các rủi ro không đáng có thì cần phải giữ một tỷ lệ hàng tồn kho an toàn và nhất định bởi hàng tồn kho luôn tồn tại 2 mặt:
Việc có lượng hàng tồn kho quá lớn và trong thời gian dài sẽ kéo theo những ảnh hưởng về giá. Điều này sẽ tăng chi phí của doanh nghiệp như chi phí lưu trữ hàng hóa; chi phí thanh lý hàng tồn kho; chi phí hao hụt; cải tiến sản phẩm lỗi thời… Đồng thời điều này còn khiến cho doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian mới có thể xử lý hết được lượng hàng tồn.
Dù vậy thì cũng có nhiều doanh nghiệp nhờ vào lượng hàng tồn kho giá rẻ và nắm bắt thị trường nên đã thắng lớn và thu được nhiều lợi nhuận.
Tỷ lệ hàng tồn kho như thế nào là hợp lý, an toàn?
Vậy làm sao để biết mức hàng tồn kho hợp lý?
Tùy vào chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có mức hàng tồn kho hợp lý nhất định.
- Nắm bắt nhu cầu: Hãy tập hợp số lượng và cả giá trị hàng hóa bán ra trong thực tế của doanh nghiệp; lượng hàng tồn kho thực tế; các đơn hàng chưa được giải quyết… Cùng với đó là việc giám sát những biến động của thị trường; mức tiêu thụ sản phẩm mới… để doanh nghiệp có bước điều chỉnh kịp thời và hợp lý nhất.
- Hoạch định cung ứng: Cần phải có kế hoạch đánh giá công suất sản xuất; năng lực tài chính; khả năng cung ứng hàng hóa từ đối tác. Nếu nhận thấy các yếu tố thuận lợi; không bị xáo trộn hay không có biến động gì lớn thì chỉ cần duy trì tồn kho ở mức tối thiểu.
- Tính toán lượng đặt hàng: Doanh nghiệp có thể tính toán lượng hàng tồn kho cần thiết theo mô hình EOQ; tức là tính lượng hàng phù hợp cho mỗi lần đặt hàng; và cứ đến thời điểm nào cần thì đặt đúng số lượng đó hoặc mô hình POQ; tức áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa nhưng muốn nhận từ từ; vừa nhận vừa sử dụng chúng.
- Xác định thời điểm đặt hàng: Việc tính toán thời điểm đặt hàng sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố; như thời gian lúc đặt cho đến lúc nhận hàng; nhu cầu nguyên vật liệu…
Có thể thấy, để chủ động về nguồn hàng nhưng vẫn không để xảy ra trường hợp tồn kho lớn; các doanh nghiệp cần phải duy trì mức dự trữ vừa phải; đặt hàng đúng thời điểm và nên dự trữ những mặt hàng đang bán chạy trên thị trường.
Vừa rồi là những giới thiệu về hàng tồn kho là gì cùng cách để duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn và áp dụng hiệu quả vào việc quản lý lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp.