Nhằm giúp cho các công việc hợp tác kinh doanh được nhanh chóng, tăng kết nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước với nhau thì việc hợp tác giữa các bên là trở nên cần thiết. Theo đó hình thức thu hộ chi hộ này đang ngày càng trở nên phổ biến.Hãy cùng Bepro.vn tìm hiểu sâu hơn về hình thức này trong bài viết dưới đây!
Thu hộ, chi hộ là gì?
Thu hộ, chi hộ là những khoản cần TH-CH được ủy quyền từ những tổ chức, cá nhân có ủy quyền và có văn bản trình bày cụ thể.
Có phải xuất hóa đơn khi TH-CH không?
Nếu thu hộ thì cần phải lập hóa đơn GTGT => Khi trả tiền thu hộ thì lập phiếu chi.
Nếu chi hộ thì cần lập phiếu chi => Khi thu lại tiền chi hộ thì không lập hóa đơn GTGT.
Chú ý là nếu khoản chi hộ mà hóa đơn mang tên công ty chi hộ thì khi thu lại tiền chi hộ cần phải xuất hóa đơn GTGT và tính thuế GTGT tương ứng.
Thu hộ, chi hộ có phải kê khai thuế không?
Theo như quy định tại thông tư 119/2014/TT-BTC thì hóa đơn các khoản chi hộ, thu hộ không cần phải tổng hợp trên bảng kê 01-1/GTGT, và 01-2/GTGT. Do đó mà khoản thu hộ và chi hộ không tổng hợp trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01-GTGT.
Nếu hóa đơn chi hộ mang tên công ty chi hộ thì công ty chi hộ cần phải kê khai thuế.
Những trường hợp thu hộ, chi hộ
Có nhiều trường hợp TH-CH. Những khoản TH-CH phải được ủy quyền cụ thể bằng văn bản giữa các tổ chức, cá nhân. Theo đó sẽ tạm chia thành 2 loại TH-CH như sau:
- Những khoản TH-CH đứng tên trên hóa đơn, chứng từ mua bán là bên được ủy quyền.
- Những khoản TH-CH mà đứng tên trên các hóa đơn chứng từ mua bán đó là bên ủy quyền.
Hạch toán cơ bản
Đối với khoản thu hộ
Khi doanh nghiệp thu hộ khách hàng
Nợ TK 111,112
Có TK 3388
Trả lại tiền thu hộ
Nợ TK 3388
Có TK 111,112
Đối với khoản chi hộ
Khi doanh nghiệp chi hộ khách hàng
Nợ TK 1388
Có TK 111, 112
Khách hàng thanh toán tiền chi hộ
Nợ TK 111, 112
Có TK 1388
Kết luận
Với những khoản thu hộ
Doanh nghiệp có thể thu hộ với danh nghĩa là bên ủy quyền hoặc bên thu hộ nhưng cả hai trường hợp này đều không cần phải xuất hóa đơn và kê khai thuế.
Doanh nghiệp thu hộ tập hợp các chứng từ, lập phiếu thu mua mang tên công ty mình và sau đó là chi trả khách hàng cùng với các hóa đơn chứng từ liên quan.
Với những khoản chi hộ
Chi hộ với những hóa đơn chứng từ mang tên của bên chi hộ
Trừ 2 trường hợp nhận ủy quyền được nêu cụ thể ở trên thì không có trường hợp nào bên ủy quyền được kê khai thuế GTGT đầu vào khi hóa đơn mang tên bên chi hộ.
Bên chi hộ thực hiện các thủ tục chi hộ như sau:
- Lập phiếu chi, chi hộ những khoản chi được ủy quyền.
- Không kê khai những hóa đơn chứng từ mang của riêng mình.
- Chuyển toàn bộ các chứng từ chi hộ cho bên ủy quyền kê khai, khấu trừ thuế GTGT.
- Lập phiếu thu, thu lại số tiền đã chi hộ.
Chi hộ với những chứng từ không mang tên của bên chi hộ
Hóa đơn không mang tên bên chi hộ nên bên chi hộ không kê khai khấu trừ thuế GTGT,
Bên chi hộ thực hiện các thủ tục chi hộ cụ thể như sau:
- Lập phiếu chi, chi hộ cho những khoản chi được ủy quyền,
- Chuyển toàn bộ số hóa đơn và chứng từ chi hộ cho bên ủy quyền kê khai, khấu trừ thuế GTGT.
- Lập phiếu thu, thu lại số tiền đã chi hộ.
Lưu ý
- Bên chi hộ sẽ không xuất hóa đơn để thu lại những khoản chi hộ.
- Bên chi hộ cũng cần phải lưu những văn bản ủy quyền, những hóa đơn chứng từ có liên quan tới việc chi hộ để giải trình khi cần thiết.
- Những khoản TH-CH chỉ ảnh hưởng tới quỹ tiền mặt, tiền ngân mà không ảnh hưởng tới doanh thu, chi phí của bên TH-CH.
Vừa rồi là những giới thiệu về TH-CH mà Bepro.vn giới, hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này trong kế toán!