Để làm tốt công tác của một kế toán tốt và có trách nhiệm. Thì đối với mỗi một người đều phải nắm được những quy định cơ bản về các chuẩn mực này. Dù bạn ở vai trò nào, làm việc ở vị trí gì đi chăng nữa. Vậy khái niệm về chuẩn mực và bao gồm bao nhiêu loại? Bao gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản nào? Dưới đây, bePro.vn sẽ giới thiệu với các bạn danh mục hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam.

 

Khái niệm? 

 

Chuẩn mực ấy là những quy định, những nguyên tắc cơ bản, những hướng dẫn cần được tôn trọng. Khi kế toán thực hiện các công việc kế toán và khi trình bày các thông tin trong các báo cáo tài chính. Sao cho đảm bảo tính minh bạch của các báo cáo tài chính. Đã làm kế toán thì nhất định phải nắm rõ tất cả các chuẩn mực tại Việt Nam (VAS). Với những bạn làm công ty nước ngoài thì còn phải biết chuẩn mực quốc tế IFRS, US GAAP,… 

Trong đó có những chuẩn mực mà kế toán nào cũng phải đọc như: Chuẩn mực chung, hàng tồn kho, tài sản cố định, chênh lệch tỷ giá, doanh thu và thu nhập khác, chi phí đi vay, thuế tndn, báo cáo tài chính. Những chuẩn mực này được ban hành từ năm 2001 đến 2005. Dựa trên những chuẩn mực quốc tế tương ứng vào thời điểm đó. Và không bao gồm các chuẩn mực về công cụ tài chính, đánh giá lại tài sản, giá trị thị trường,…

 

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Mục đích của hệ thống chuẩn mực

 

Mục đích của hệ thống Việt Nam là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán. Các yếu tố và ghi nhận các yếu tố trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:

– Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện Chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất.

– Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính một cách thống nhất. Và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể. Nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý.

– Giúp cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực và chế độ kế toán.

– Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính. Được lập phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán.

 

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

 

Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực. Và phải được áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.

 

Hệ thống chuẩn mực Việt Nam

Đợt 1: Ngày 31/12/2001 ban hành 4 chuẩn mực theo Quyết định số 149/QĐ-BTC:

 

  1. Chuẩn mực số 02: Hàng tồn kho;
  2. Chuẩn mực số 03: Tài sản cố định hữu hình;
  3. Chuẩn mực số 04: Tài sản cố định vô hình; và
  4. Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác.

Bốn chuẩn mực này được Bộ Tài chính hướng dẫn bằng Thông tư số 161/2007/TT-BTC.

 

Đợt 2: Ngày 31/12/2002 ban hành 6 chuẩn mực theo Quyết định số 165/QĐ-BTC

 

  1. Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung;
  2. Chuẩn mực số 06: Thuê tài sản;
  3. Chuẩn mực số 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái;
  4. Chuẩn mực số 15: Hợp đồng xây dựng;
  5. Chuẩn mực số 16: Chi phí đi vay;
  6. Chuẩn mực số 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Sáu chuẩn mực này được Bộ Tài chính hướng dẫn bằng Thông tư số 161/2007/TT-BTC.

 

Đợt 3: Ngày 30/12/2003 ban hành 6 chuẩn mực theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC:

 

  1. Chuẩn mực số 05: Bất động sản đầu tư;
  2. Chuẩn mực số 07: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết;
  3. Chuẩn mực số 08: Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh;
  4. Chuẩn mực số 21: Trình bày về báo cáo tài chính;
  5. Chuẩn mực số 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con;
  6. Chuẩn mực số 26: Thông tin về các bên liên quan

Sáu chuẩn mực này được Bộ Tài chính hướng dẫn bằng Thông tư số 161/2007/TT-BTC.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Đợt 4: Ngày 15/02/2005 ban hành 6 chuẩn mực theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC:

 

  1. Chuẩn mực số 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp
  2. Chuẩn mực số 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
  3. Chuẩn mực số 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
  4. Chuẩn mực số 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ
  5. Chuẩn mực số 28: Báo cáo bộ phận
  6. Chuẩn mực số 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán

Sáu chuẩn mực này được Bộ Tài chính hướng dẫn bằng Thông tư số 20/2006/TT-BTC.

 

Đợt 5: Ngày 28/12/2005 ban hành 4 chuẩn mực theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC:

 

  1. Chuẩn mực số 11: Hợp nhất kinh doanh
  2. Chuẩn mực số 18: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
  3. Chuẩn mực số 19: Hợp đồng bảo hiểm
  4. Chuẩn mực số 30: Lãi trên cổ phiếu

 

Kết luận: 

 

Vừa rồi là những chia sẻ về khái niệm và hệ thống các chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Hy vọng dù trong trường hợp nào, bất cứ kế toán viên nào cũng đều thực hiện tốt những chuẩn mực trên. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ liên quan đến kế toán. Hãy liên hệ ngay với công ty dịch vụ kế toán tphcm  bePro.vn sẽ hỗ trợ đầy đủ, tư vấn tận tình, miễn phí. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT