Qua kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền tại nhiều doanh nghiệp niêm yết. Cho thấy, đã có các vấn đề liên quan đến sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Dù trước đó các báo cáo tài chính này đã được kiểm toán độc lập xác nhận. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi khá nhiều về vấn đề này? Làm thế nào để giải quyết tồn tại này là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Hãy cùng bePro.vn tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!
Khái niệm
Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên. Thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. Đây là hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ. Quan hệ giữa các chủ thể kiểm toán là quan hệ mua bán dịch vụ, đơn vị kinh tế. Được kiểm toán trả phí dịch vụ cho các kiểm toán viên theo thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán.
Các kiểm toán viên độc lập là những người hội đủ các tiêu chuẩn theo chuẩn mực kiểm toán. Và các quy định pháp lý về hành nghề kiểm toán.
Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính. Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán. Ngoài ra, tùy từng thời kỳ kinh tế và yêu cầu cụ thể của khách hàng. Kiểm toán viên độc lập còn thực hiện các dịch vụ khác. Như kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ. Và đặc biệt là kiểm toán các quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, xác định giá trị vốn góp.
Hoạt động này rất phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển. Vì thế hoạt động kiểm toán nói chung thường được coi là hoạt động kiểm toán độc lập.
Đặc trưng
Chủ thể kiểm toán là các kiểm toán viên độc lập. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán là kinh doanh một nghề chuyên sâu. Nên phải có kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề.
Ví dụ, ở Việt Nam , để hành nghề kiểm toán độc lập thì cần có đủ các điều kiện sau đây:
– Về nghiệp vụ chuyên môn: Phải có chứng chỉ kế toán viên công chứng (Certified Public Accountants – CPA).
– Về phẩm chất đạo đức: Phải là người không có tiền án tiền sự.
– Về pháp lí: Phải đăng kí hành nghề tại Bộ Tài chính. Ở các quốc gia khác, kiểm toán viên thường đăng kí hành nghề tại tại Bộ Tư pháp.
– Về xã hội: Không có chung lợi ích, không có quan hệ ruột thịt với khách thể kiểm toán.
Mô hình tổ chức
Công ty kiểm toán là bộ máy tổ chức bộ máy kiểm toán. Với số lượng lớn các kiểm toán viên độc lập. Các công ty này thực hiện nhiều loại dịch vụ trên địa bàn rộng lớn. Do đó, chúng được tổ chức theo loại hình phân tán. Và điều hành theo phương thức chức năng hoặc kết hợp.
Theo mô hình này, các công ty đòi hỏi trình độ tổ chức phối hợp cao của các nhà quản lí. Đòi hỏi khả năng chuyên môn cao và toàn diện của kiểm toán viên. Và lãnh đạo công ty, đòi hỏi đầu tư lớn về chuyên gia, kinh nghiệm và tiền vốn,…
Tuy nhiên, cũng do luôn có tiềm năng lớn như thế. Nên các công ty kiểm toán có sức canh tranh lớn trên thị trường.
Hiện nay, thế mạnh trong cạnh tranh quốc tế thuộc về các công ty kiểm toán có qui mô lớn quốc gia và xuyên quốc gia.
Nguyên tắc hoạt động
- Tuân thủ pháp luật, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả kiểm toán.
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp kiểm toán.
- Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, lợi ích và tính trung thực, đúng pháp luật, khách quan của hoạt động kiểm toán độc lập.
- Bảo mật các thông tin của đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp đơn vị được kiểm toán đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
Loại hình kiểm toán chủ yếu
Kiểm toán chủ yếu tiến hành kiểm toán tài chính, góp phần công khai, minh bạch báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức. Lành mạnh môi trường đầu tư. Phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lí và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước. Và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà kiểm toán có thể tiến hành cung cấp các dịch vụ khác. Như tư vấn tài chính, kế toán,…
Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán phát hành có giá trị pháp lí cao. Nhằm tạo niềm tin cho những “người quan tâm” đến tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán:
– Báo cáo kiểm toán được cơ quan Nhà nước và đơn vị cấp trên sử dụng cho quản lí, điều hành. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
– Các cổ đông, các nhà đầu tư có quyền lợi trực tiếp với đơn vị được kiểm toán. Các bên tham gia liên doanh, liên kết, các khách hàng và tổ chức, cá nhân khác. Sử dụng kết quả kiểm toán để xử lí các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Có liên quan trong quá trình hoạt động của đơn vị.
– Ngoài ra, báo cáo còn giúp đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lí. Và ngăn ngừa kịp thời các sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.
Kết luận:
Vừa rồi là những kiến thức chia sẻ về kiểm toán trong mô hình độc lập. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ liên quan đến kế toán. Hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ kế toán bePro.vn. Bạn sẽ được hỗ trợ đầy đủ, tư vấn tận tình, miễn phí.