Thuế nhà thầu là một loại thuế khá khó và cần độ tỉ mỉ cao. Không chỉ với doanh nghiệp, mà với cả những cán bộ thuế không làm việc, tiếp xúc với loại thuế này. Nhằm giúp cho các bạn hiểu thêm về thuế này cũng như cách hạch thuế nhà thầu như thế nào cho đúng. BePro.vn xin chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Khái niệm thuế nhà thầu
Thuế nhà thầu là loại thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập tại Việt Nam. Thuế nhà thầu cũng có đối tượng riêng và cách tính thuế riêng.
Thực ra thuế nhà thầu bao gồm các sắc thuế là thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế TNDN. Hoặc thuế TNCN đối với cá nhân nước ngoài kinh doanh điều tiết, đánh vào khoản thu. Đó là khoản thu của các cá nhân, tổ chức nước ngoài có kinh doanh, phát sinh thu nhập trên lãnh thổ Việt Nam. Thông qua các cá nhân, tổ chức kinh doanh trong nước. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam gọi là Nhà thầu nước ngoài (bao gồm cả nhà thầu phụ).
Cách tính thuế nhà thầu
Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) là doanh thu đã bao gồm tất cả các thuế.
Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là doanh thu đã bao gồm tất cả các thuế trừ thuế GTGT.
Trường hợp giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế (NET)
Doanh thu tính thuế TNDN = Giá trị hợp đồng / (1- tỷ lệ thuế TNDN)
Doanh thu tính thuế GTGT = Doanh thu tính thuế TNDN /(1- tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu )
Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x tỷ lệ thuế TNDN
Trường hợp giá trị hợp đồng bao gồm thuế (GROSS)
Thuế GTGT = Giá trị hợp đồng x tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
Thuế TNDN = (Giá trị hợp đồng – thuế GTGT) x tỷ lệ thuế TNDN
Trường hợp giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT
Thuế TNDN = Giá trị hợp đồng x tỷ lệ thuế TNDN.
Doanh thu tính thuế GTGT = Giá trị hợp đồng /(1 – tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu).
Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.
Cách hạch toán thuế nhà thầu lên sổ kế toán
Căn cứ giá trị hợp đồng và việc tính thuế nhà thầu theo công thức ở trên, việc hạch toán như sau:
Giả sử thông tin hợp đồng và kết quả tính như sau:
Giá trị hợp đồng: 100, VAT: 9, CIT: 11
a) Nếu hợp đồng là NET
Hạch toán công nợ phải trả nhà thầu nước ngoài
Nợ TK 627; 642 100
Có TK 331 100
Hạch toán thuế VAT và CIT
Nợ TK 133 9 (VAT được khấu trừ)
Nợ TK 627; 642 11 (CIT được tính vào CP tính thuế TNDN)
Có TK 3338 20
Nộp thuế
Nợ TK 3338 20
Có TK 112 20
b) Nếu hợp đồng là GROSS
Hạch toán công nợ và thuế
Nợ TK 627, 642 80
Nợ TK 811 11 (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
Nợ TK 133 9 (VAT được khấu trừ)
Có TK 331 80
Có TK 3338 20
Nộp thuế
Nợ TK 3338 20
Có TK 112 20
c) Nếu hợp đồng là chưa gồm VAT (CIT nhà thầu chịu)
Hạch toán công nợ và thuế
Nợ TK 627; 642 89
Nợ TK 811 11 (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
Nợ TK 133 9 (VAT được khấu trừ)
Có TK 331 89
Có TK 3338 20
Nộp thuế
Nợ TK 3338 20
Có TK 112 20
Cách hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài
Bộ hồ sơ nhân công thuê ngoài
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp và luật Lao động. Thì bộ hồ sơ nhân công thuê ngoài gồm những giấy tờ sau:
– Hợp đồng giao khoán công việc.
(Mẫu số 08 – LĐTL theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
– Giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề. Giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế theo quy định. Và biên bản xác nhận công việc đã hoàn thành.
– Bảng kê mua hàng hoá dịch vụ mua vào Mẫu 01/TNDN
(Ghi rõ số tiền chi trả cho hoa hồng môi giới theo hợp đồng môi giới…)
– Chứng từ khấu trừ thuế TNCN trước khi trả tiền cho cá nhân (nếu có)
– Chứng từ chi tiền (Phiếu chi) ghi rõ số lượng, giá trị, ngày tháng, địa chỉ, số CMND của người cung cấp dịch vụ và chữ ký của hai bên.
Cách hạch toán chi phí nhân công
Nợ TK 642, 154, 627
Có TK 111, 112
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ về cách tính và hạch toán của một trong những loại thuế khá khó, đó chính là thuế nhà thầu. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có thắc mắc và cần hỗ trợ về nghiệp vụ kế toán, quyết toán thuế, bạn có thể liên hệ đến Công ty dịch kế toán dịch vụ bePro.vn để được tư vấn chi tiết hơn nhé!