Thực tế cho thấy, ngoài kỹ năng chuyên môn, các doanh nghiệp mong đợi người làm kế toán phải có năng lực thật sự. Vậy năng lực là gì, kế toán cần phải có năng lực như thế nào trong bối cảnh doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng bepro.vn tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!
Khái niệm năng lực là gì?
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân. Chúng phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất định. Nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.
Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân. Nơi đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn tự nhiên mà có. Phần lớn do công tác, do tập luyện mà có.
Kết cấu của bộ từ điển năng lực
Những bộ từ điển năng lực được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đều được xây dựng dựa trên mô hình ASK. Mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp gồm ba nhóm chính:
– Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy
– Skill (Kỹ năng): Kỹ năng thao tác
– Attitude (Phẩm chất / Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm
Trong đó:
– Knowledge (Kiến thức)
Kiến thức là sự hiểu biết có được thông qua giáo dục hoặc training. Chúng liên quan trực tiếp đến đọc hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá các dữ kiện, thông tin có sẵn. Đây là những năng lực cơ bản mà mọi cá nhân đều cần có. Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về các năng lực này càng cao. Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, có thể chia Knowledge thành 3 năng lực chủ yếu: Chuyên môn nghiệp vụ, Lĩnh vực kinh doanh và trình độ ngoại ngữ.
– Skill (Kỹ năng)
Kỹ năng là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động. Được áp dụng trong các khía cạnh cụ thể như kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, kỹ năng tạo ảnh hưởng, hay năng lực giải trình,… Sự phân chia mức độ trong từng năng lực này không chỉ là hiểu biết. Mà còn gắn bó mật thiết với biểu hiện hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân.
– Attitude (Phẩm chất / Thái độ)
Thường bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận và phản ứng. Cách xác định giá trị và giá trị ưu tiên, cách thể hiện thái độ và động cơ của cá nhân với công việc như bảo mật kinh doanh và năng lực sáng tạo, đổi mới,…
Năng lực đạt chuẩn mà kế toán cần phải có
Kế toán là ngành học thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính. Nghề kế toán doanh nghiệp cần có những năng lực, phẩm chất sau:
Về kiến thức
Biết vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế – xã hội, tài chính – tiền tệ. Kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao. Và vận dụng được kiến thức tin học, ngoại ngữ trong công tác kế toán. Từ đó áp dụng được hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán vào thực tiễn. Xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp…
Về kỹ năng
Có khả năng lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán. Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết. Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp. Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng…
Về phẩm chất
Người kế toán doanh nghiệp phải có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc. Tính tình trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác,… Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao…
Phân biệt năng lực với trí thức, kỹ năng, kỹ xảo
Cần phân biệt năng lực với trí thức, kỹ năng, kỹ xảo. Trí thức là những hiểu biết thu nhân được từ sách vở, từ học hỏi và từ kinh nghiệm cuộc sống của mình. Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thực tế để tiến hành một hoạt động nào đó.
Cụ thể:
Kỹ xảo là những kỹ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục. Điều này cho phép con người không phải tập trung nhiều ý thức và việc mình đang làm. Còn năng lực là một tổ hợp phẩm chất tương đối ổn định, tương đối cơ bản của cá nhân. Cho phép nó thực hiện có kết quả một hoạt động, do đó người có trình độ học vấn. Hoặc có nhiều kinh nghiệm sống do công tác lâu năm và kinh qua nhiều cương vị khác nhau.
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ về khái niệm cũng như năng lực thực thụ của một kế toán như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ bổ ích dành cho bạn, từ đó các kế toán sẽ rèn luyện, trau dồi bản thân ngày một phát triển và hoàn thiện hơn nữa. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ liên quan đến kế toán. Hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ kế toán bePro.vn. Chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ tận tình, miễn phí.