Bản tường trình là loại văn bản thường gặp trong đời sống. Vậy cách viết văn bản tường trình như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bản tường trình là loại văn bản phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách viết, cách trình bày loại văn bản này.

Hãy cùng tìm hiểu về cách viết bản tường trình ngay nhé!

Khi nào viết văn bản tường trình?

Bản tường trình là gì?

Bản tường trình là văn bản có nội dung trình bày lại một sự việc xấu, để lại hậu quả nghiêm trọng cho người khác bằng cách gây tổn hại về thể xác, tinh thần hay vật chất…

Mục đích viết bản tường trình là để người viết trình bày sự việc một cách rõ ràng, cụ thể và nêu ra được mức độ trách nhiệm của mình để cấp trên hoặc người có thẩm quyền xem xét xử lý.

Khi nào viết bản tường trình?

Khi có một sự việc xảy ra (gây hậu quả xấu) khiến cho người có trách nhiệm (hoặc cấp có thẩm quyền) phải xem xét, người liên quan đến sự việc đó phải viết bản tường trình để trình bày một cách tường tận, rõ ràng sự việc diễn ra, đồng thời phải nêu rõ mức độ trách nhiệm của mình.

Vậy, văn bản tường trình là loại văn bản trình bày để người có trách nhiệm hoặc cấp có thẩm quyền hiểu đúng bản chất sự việc, mà sự việc ấy có liên quan đến người viết tường trình.

Hướng dẫn cách viết bản tường trình sự việc

Viết Bản tường trình không phải một công việc quá phức tạp, ai cũng có thể viết được. Tuy nhiên, viết sao cho đúng, đủ và cho hay thì không phải ai cũng làm được.

Bản tường trình thường chỉ được sử dụng khi có một việc xấu hoặc việc gây hậu quả xấu xảy ra, được lập bởi chính cá nhân người vi phạm hoặc có liên quan. Vì thế, khi lập Bản tường trình phải đảm bảo cung cấp được đầy đủ thông tin sau:

  • Địa điểm, thời gian xảy ra sự việc.
  • Những người có liên quan đến sự việc.
  • Trình tự, diễn biến sự việc.
  • Nguyên nhân sự việc.
  • Mức độ thiệt hại (nếu có).
  • Trách nhiệm của người viết trong trường hợp sự việc đó gây ra hậu quả.

Bản tường trình thường bắt đầu bằng Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa) và kết thúc bằng lời cam kết của cá nhân (cam kết thông tin chính xác hoặc cam kết không tái phạm…); ký, ghi rõ họ tên.

Lưu ý: Tường trình là việc một cá nhân tự kể lại sự việc, vì thế, các nội dung kê khai trong Bản tường trình cần đảm bảo chính xác. Bởi người kê khai sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin được trình bày trong Bản tường trình do mình viết.

Khi viết văn bản tường trình sự việc, ngoài những thể thức bắt buộc (quốc hiệu, tiêu ngữ, người tiếp nhận…) cần nêu đầy đủ những thông tin sau

  • Địa điểm, thời gian xảy ra sự việc.
  • Những người có liên quan đến sự việc.
  • Trình tự, diễn biến sự việc.
  • Nguyên nhân sự việc.
  • Mức độ thiệt hại (nếu có).
  • Trách nhiệm của người viết trong trường hợp sự việc đó gây ra hậu quả.
  • Những đề nghị cụ thể (nếu có).

Thể thức của một văn bản tường trình

Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Địa điểm và thời gian tường trình (ghi góc bên phải)

……………, ngày ….. tháng ….. năm …….

Tên văn bản (ghi chính giữa và thường dùng chữ đậm hoặc in hoa)

Bản tường trình (Về việc …………..)

Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình

Kính gửi: ………………………………………………………………

Nội dung tường trình

Tường trình cụ thể, chi tiết diễn biến sự việc.

Kết thúc

Lời đề nghị, cam đoan (nếu cần); chữ ký và họ tên của người làm tường trình.

Cách viết Bản tường trình vi phạm nội quy

Bản tường trình vi phạm nội quy là văn bản dùng để trình bày lại một sự việc vi phạm nội quy của một cá nhân. Thông thường, bản tường trình sẽ gồm các nội dung:

– Địa điểm, thời gian làm bản tường trình

– Tên bản tường trình (về sự việc gì)

– Người/Cơ quan nhận bản tường trình

– Nội dung tường trình chi tiết: Diễn biến sự việc (thời gian, sự kiện…), lý do vi phạm…

– Lời đề nghị, lời cam đoan, chữ ký kèm họ tên đầy đủ của người viết tường trình.

Mẫu bản tường trình sự việc công ty

Mẫu bản tường trình vi phạm nội quy

KẾT LUẬN

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về cách viết các dạng bản tường trình. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT