Passport là giấy tờ thông hành quan trọng mỗi khi đi nước ngoài. Bạn đã từng nghe qua thuật ngữ passport? Bạn không biết passport có những loại nào? Cần hồ sơ gì và nơi làm ở đâu? Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin để giải quyết nỗi băn khoăn của bạn. Hãy cùng BePro tìm hiểu nhé!
Passport là gì?
Passport hay còn gọi là hộ chiếu là giấy tờ do chính phủ của một quốc gia cấp cho công dân của nước họ. Đây được xem như một dạng giấy tờ tuy thân nhằm nhận dạng đặc điểm cá nhân và quốc tịch của người sở hữu. Mục đích mà chính phủ cấp passport cho công dân là để họ có giấy phép xuất cảnh hoặc nhập cảnh khi di chuyển sang nước ngoài. Passport là những cuốn sổ nhỏ, có thông tin về người sở hữu, quốc tịch, số lần xuất cảnh hay nhập cảnh,…
Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa passport và visa là một nhưng thực chất không phải như vậy. Visa là thị thực nhập cảnh dùng để chứng nhận hợp pháp một công dân được phép nhập cảnh vào quốc gia cấp thị thực. Muốn xin được visa nhất định phải có hộ chiếu.
Nội dung trong passport Việt Nam có gì?
Một số nội dung được ghi trong passport Việt Nam phải kể đến như:
- Số hộ chiếu (Thường bắt đầu bằng chữ B kèm 7 số ngẫu nhiên)
- Ảnh
- Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính
- Số chứng minh nhân dân
- Nơi sinh
- Cơ quan cấp, nơi cấp
- Thời hạn sử dụng
- Vùng để xác nhận thị thực
- Tên và thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu (nếu có)
Phân loại passport Việt Nam
Hiện nay passport Việt Nam có 3 loại chính:
Passport phổ thông: Hộ chiếu này có màu xanh lá, có giá trị 10 năm. Được cấp cho công dân Việt Nam có hộ khẩu, CMND và có đầy đủ quyền công dân. Người sở hữu passport này được phép đi đến những đất nước miễn visa cho người Việt. Nếu đến những nơi yêu cầu visa thì phải làm thủ tục xin visa.
Passport công vụ: Sổ có màu xanh ngọc bích, có giá trị 5 năm. Hộ chiếu này dành cho các quan chức lãnh đạo, có thể đi đến bất cứ nước nào và được ưu tiên đi cổng đặc biệt khi nhập cảnh cũng như được hưởng quyền lợi miễn visa theo định của nước cần đi đến.
Passport ngoại giao: Cuốn sổ có màu đỏ, có giá trị 5 năm. Hộ chiếu này dành cho các quan chức ngoại giao của chính phú. Sở hữu nó, bạn có quyền đi tất cả cả các nước, hưởng quyền lợi miễn visa theo quy định của nước cần đi đến.
Trong 3 loại passport trên thì passport phổ thông là dạng phổ biến nhất.
Hồ sơ xin cấp passport phổ thông gồm những yêu cầu gì?
Một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị để làm hộ chiếu phổ thông như:
Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông – Mẫu XO1
- Không cần phải xác nhận của cơ quan Công an nếu người xin cấp passport có hộ khẩu thường trú tại nơi xin cấp.
- Nếu có trẻ em dưới 14 đi kèm thì tờ khai cần xác nhận của cơ quan Công an ở cuối trang và đóng giáp lai lên ảnh từng người.
- Trường hợp đề nghị cấp chung với passport của bố hoặc mẹ thì nộp 1 bản sao giấy khai sinh (đem theo bản chính để đối chiếu) và 4 ảnh 3x4cm
- Trường hợp đề nghị cấp riêng thì nộp 1 tờ khai xin cấp hộ chiếu (bố, mẹ khai và ký tên vào tờ khai), 1 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4x cm.
- Nếu không còn bố hoặc mẹ thì bố hoặc mẹ nuôi hợp pháp khai và ký vào tờ khai.
Ảnh làm passport: số lượng gồm 4 ảnh, kích thước 4x6cm, phông nền màu trắng.
Sổ hộ khẩu: Mang bản gốc hoặc bản có chứng thực để đối chiếu.
Sổ tạm trú KT3 dành cho người làm hộ chiếu là ngoài tỉnh. Sổ tạm trú hay giấy xác nhận tạm trú phải có xác nhận của cơ quan Công an nơi tạm trú và đóng dấu giáp lai lên ảnh.
Bản gốc CMND của người xin cấp passport. CMND bản gốc phải còn thời hạn, cấp không quá 15 năm, không rách nát, số còn rõ ràng.
Các bước nộp hồ sơ làm passport phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp passport tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.HCM. Thời gian từ thứ 2 đến sáng thứ 7. Buổi sáng: 7h30 – 11h, buổi chiều 13h30-17h.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra tính pháp lý và nội dung của nó. Nếu:
- Hợp lệ: Đóng lệ phí, thu lệ phí, giao biên nhận cùng biên lai thu lệ phí cho người nộp hồ sơ.
- Chưa hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung. Lệ phí cấp mới: 200.000 đồng, lệ phí sửa đổi và bổ sung: 50.000 đồng, lệ phí cấp lại: 400.000 đồng.
Bước 3: Trả kết quả. Nhận tại phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TPHCM. Thời gian trả kết quả từ thứ 2 đến thứ 6 theo ngày hẹn trừ những ngày lễ, tết. Nhớ mang theo biên lai, giấy hẹn để được nhận Passport. Bạn có thể sử dụng dịch vụ giao qua bưu điện nhưng sẽ tốn thêm phí.
Làm passport ở đâu?
Tại thành phố Hồ Chí Minh
Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.HCM
- Địa chỉ: 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
- Điện thoại: 02838299398
- Thời gian làm việc: 7h30-17h từ thứ 2 đến sáng thứ 7
- Đối tượng: Công dân tạm trú, thường trú trên địa bàn tỉnh.
Cục quản lý xuất nhập cảnh TP.HCM
- Địa chỉ: 333-335-337 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM.
- Điện thoại: 02839201701
- Thời gian làm việc: 7h30-16h từ thứ 2 đến sáng thứ 7
- Đối tượng: Công dân tạm trú và thường trí tại 22 tỉnh thành phía Nam.
Tại Hà Nội
Phòng quản lý xuất nhập cảnh – Cơ sở 2
- Địa chỉ: Số 2 Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội
- Đối tượng: Công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại quận Thanh Xuân, huyện Thanh Trì và tỉnh Hà Tây cũ.
Phòng quản lý xuất nhập cảnh
- Địa chỉ: Số 44 Phạm Ngọc Thạch, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội
- Đối tượng: Công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại các quận, huyện còn lại.
Nếu bạn có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm thì có thể làm ở cả 2 nơi nói trên.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin passport và làm passport ở đâu. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!