Cách hạch toán tiền lương và bảo hiểm, các khoản trích theo lương,… là những vấn đề rất nhiều người quan tâm. Không chỉ các sinh viên đang theo học ngành Kế toán, mà còn các doanh nghiệp và kế toán viên cũng rất chú trọng. Bài viết sau đây bePro sẽ chia sẻ với các bạn về cách hạch toán và các khoản trích theo thông tư 200 và 133. 

 

Các khoản tính theo lương là gì? 

 

Tiền lương, và các khoản tính theo lương là một trong những chi phí quan trọng cấu thành nên chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy kế toán tiền lương là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp. Cuối tháng kế toán cần phải tính tiền lương để thanh toán lương cho người lao động. Đi kèm với tiền lương là tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

 

                       Các khoản trích theo lương và cách hạch toán

Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 

1. Tính tiền lương phải trả trong tháng cho người lao động.

Nợ TK 154, 642 ( Theo QĐ 48)

Nợ TK 622, 627, 641, 642 ( Theo QĐ 15)

Có TK 334

 

2. Trích bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp sẽ đóng 24% lương đóng bảo hiểm. Trong đó BHXH là 18%, BHYT là 3%, BHTN là 1%, KPCĐ là 2%. Người lao động sẽ đóng 10,5% (trong đó BHXH là 8%, BHYT là 1,5%, BHTN là 1%).

Nợ TK 154, 642 ( Theo QĐ 48)

Nợ TK 622, 627, 641, 642 ( Theo QĐ 15)

Nợ TK 334

Có TK 338

 

3. Khi nộp các loại bảo hiểm theo quy định.

Nợ TK 338

Có TK 112

 

4. Tính thuế TNCN trừ vào lương của người lao động

Nợ TK 334

Có TK 335

 

5. Thanh toán tiền lương cho công nhân viên hoặc nhân viên ứng trước tiền lương.

Số tiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác

Nợ TK 334

Có TK 111, 112

 

6. Tổng tiền thuế TNCN đã khấu trừ của người lao động trong tháng hoặc quý

Nộp thuế Thu nhập cá nhân (Hồ sơ khai thuế 02/KK-TNCN, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước)

Nợ TK 3335

Có TK 111, 112

                       Các khoản trích theo lương và cách hạch toán

7. Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên:

Nợ TK 154, 642 ( Theo QĐ 48)

Nợ các TK 623, 627, 641, 642 ( Theo QĐ 15)

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (Doanh nghiệp có trích trước tiền lương nghỉ phép)

Có TK 334 – Phải trả người lao động

 

8. Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá:

Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:

  • Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
  • Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT).

Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán, ghi:

  • Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
  • Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá thanh toán).

9. Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp:

Khi xác định được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:

  • Nợ TK 154, 642 ( Theo QĐ 48)
  • Nợ các TK 622, 627, 641, 642 ( Theo QĐ 15)
  • Có TK 111 – Tiền mặt

Tiền ăn ca là thu nhập miễn thuế TNCN

10. Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên:

Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi:

  • Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
  • Có các TK 111, 112,. . .
  • Có TK 3335 : Thuế TNCN khấu trừ

11. Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .) phải trả cho công nhân viên, ghi:

  • Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
  • Có TK 111 – Tiền mặt

Khi cơ quan BHXH thanh toán tiền BHXH

  • Nợ TK 112
  • Có TK 338

Tiền lương từ bảo hiểm xã hội là thu nhập miễn thuế TNCN

 

Hạch toán các khoản trích theo lương khác

Kết cấu của tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác.

 

Các khoản trích theo lương và cách hạch toán

Bên Nợ:

  • Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên quan.
  • BHXH phải trả công nhân viên. + Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị.
  • Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý.
  • Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511. 
  • Các khoản đã trả, đã nộp khác.

Bên Có:

  • Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết ( chưa xác định rõ nguyên nhân). 
  • Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn vị.
  • Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
  • BHXH, BHYT trừ vào lương công nhân viên.
  • BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù.
  • Các khoản phải trả phải nộp khác.

Dư Có :

  • Số tiền còn phải trả, phải nộp khác.
  • Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết.

Dư Nợ: (Nếu có) Số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp.

  • TK 338 có 6 tài khoản cấp 2 3381
  • Tài sản thừa chờ giải quyết. 3382
  • Kinh phí công đoàn.

3383 – BHXH.

3384 – BHYT.

3387 – Doanh thu nhận trước.

3388 – Phải trả, phải nộp khác.

 

Kết luận: 

 

Vừa rồi là những chia sẻ về vấn đề hạch toán các khoản trích theo lương. BePro.vn hy vọng sẽ giúp ích được cho các kế toán viên và doanh nghiệp. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán khác. Liên hệ ngay với dịch vụ kế toán bePro.vn để được tận tình tư vấn. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT