Khi đi xin việc, sơ yếu lý lịch tự thuật là một giấy tờ không thể thiếu. Vậy làm thế nào để có một sơ yếu lý lịch tự thuật thật chuyên nghiệp và ấn tượng? Hãy cùng BePro tìm hiểu ngay nhé!

Sơ yếu lý lịch tự thuật là gì?

Sơ yếu lý lịch (SYLL) hay sơ yếu lý lịch tự thuật là tờ khai tất cả những thông tin liên quan đến bản thân ứng viên như: thông tin cá nhân, thông tin về thân nhân trong gia đình của ứng viên ấy (bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em…) cho nhà tuyển dụng.

Sơ yếu lý lịch tự thuật là thành phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc. Khi tiến hành một số thủ tục hành chính, đôi khi bạn cũng phải mang theo sơ yếu lý lịch bên người.

Trong thực tế, nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn giữa sơ yếu lý lịch và CV xin việc. Tuy cũng có một chút sự tương đồng nhưng chung quy lại chúng vẫn là 2 loại tài liệu khác nhau. CV cũng cung cấp cho nhà tuyển dụng thông tin cá nhân của ứng viên nhưng nó tập trung khai thác sâu về các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc… của họ.

Còn sơ yếu lý lịch tự thuật thì là tờ khai với nội dung chỉ hướng vào thông tin của cá nhân đó cũng như thông tin về thân nhân của họ.

Sơ yếu lý lịch viết tay là gì?

Sơ yếu lý lịch tự thuật viết tay là bản khai thông tin cá nhân được viết bằng tay trên khổ giấy A4. Bản lý lịch tự thuật này cần phải đảm bảo viết đúng theo form chuẩn quy định của Nhà nước. Thông thường với bản viết tay, sẽ có một mẫu có sẵn, việc của bạn chỉ cần điền thông tin vào mẫu có sẵn và đem nộp khi được yêu cầu.

Để viết tay bạn cần phải chắc rằng mình có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, không tẩy xóa. Phải đáp ứng được những điều trên bạn mới có thể tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng. Một bản sơ yếu lý lịch tự thuật được ghi bằng tay luôn có giá trị hơn bản đánh máy, nó thể hiện được sự chân thành của người viết.

Ngoài ra, giá trị của nó còn giúp bạn thể hiện được thái độ nghiêm túc, sự kỳ vọng của bản thân bạn với vị trí công việc bạn tham gia ứng tuyển. Hãy tạo điểm cộng với nhà tuyển dụng bằng những chi tiết nhỏ như tự tay điền sơ yếu lý lịch tự thuật nhé!

Sơ yếu lý lịch gồm những gì?

Mẫu sơ yếu lý lịch cơ bản bao gồm các thông tin sau:

– 1 tấm hình 4×6 cm và các thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, tạm trú,…

– Quan hệ gia đình: Ghi rõ họ tên, năm sinh, nơi ở, nơi công tác của bố, mẹ, anh chị em ruột, vợ (chồng).

– Tóm tắt quá trình học tập, làm việc: thời gian, nơi công tác, chức vụ, bằng cấp chứng chỉ liên quan.

– Chữ ký và xác nhận của địa phương.

Vai trò của sơ yếu lý lịch tự thuật

Đối với các ứng viên, sơ yếu lý lịch tự thuật là một loại giấy tờ giới thiệu bản thân họ với nhà tuyển dụng. Đó cũng là loại hồ sơ xác thực để khẳng định bạn là một công dân hợp pháp, đủ điều kiện lao động và được pháp luật bảo vệ.

Sơ yếu lý lịch tự thuật của ứng viên đối với nhà tuyển dụng là một loại thủ tục giúp họ biết nhiều hơn về ứng viên của mình. Đó cũng giống như một loại bằng chứng có tính pháp lý khẳng định họ có đủ điều kiện để làm việc lao động. Từ bản lý lịch này nhà tuyển dụng còn biết đến quá trình trưởng thành, gia đình cũng như các hoạt động của ứng viên từ trước đến nay.

Phân biệt CV (Curriculum Vitae) và Sơ yếu lí lịch

Về mục đích và thời điểm sử dụng

CV xin việc sẽ được gửi đi khi ứng viên nhìn thấy thông báo tuyển dụng vị trí công việc phù hợp với bản thân. CV là công cụ để ứng viên tiếp cận với nhà tuyển dụng, trở thành một trong những lựa chọn của nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào thông tin trong CV để quyết định có tạo cơ hội phỏng vấn cho ứng viên hay không. 

Trong khi đó, ứng viên chỉ nộp sơ yếu lý lịch cho doanh nghiệp khi đã trúng tuyển và quyết định nhận việc. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mà doanh nghiệp sẽ yêu cầu ứng viên nộp sơ yếu lý lịch ngay từ khi ứng tuyển. 

Tóm lại, CV cho phép ứng viên tiếp cận nhà tuyển dụng và tự giới thiệu về khả năng của mình còn sơ yếu lý lịch là giấy tờ mang tính chất xác nhận thông tin có dấu xác nhận của chính quyền địa phương. CV được gửi một cách tự nguyện, khi ứng viên cảm thấy phù hợp còn sơ yếu lý lịch được nộp lên theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. 

Nội dung thông tin

Thông tin trong sơ yếu lý lịch có tính tổng quan, đầy đủ hơn so với CV không chỉ có thông tin cá nhân mà còn đề cập đến gia đình như họ tên, độ tuổi, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình. Trong khi đó, CV chỉ gồm thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, sở thích của ứng viên. 

Trong CV rất khó để nhà tuyển dụng đánh giá độ chính xác vì nhiều ứng viên có thể không nói thật về kỹ năng hoặc kinh nghiệm làm việc của mình. Ngược lại, thông tin trong sơ yếu lý lịch đề phải chính xác vì có yêu cầu xác nhận của chính quyền địa phương. 

 Định dạng và độ dài

Thông thường nhà tuyển dụng khuyên ứng viên nên để CV xin việc dài tối đa 2 trang hoặc có thể 1 trang với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Định dạng của CV rất đa dạng với nhiều mẫu chuyên nghiệp, sáng tạo, Ngoài ra, bản thân ứng viên cũng có thể tùy chỉnh CV để cá nhân hoá theo sở thích và công việc. 

Đối với sơ yếu lý lịch thì chỉ có một định dạng sẵn gọi là “ sơ yếu lý lịch tự thuật” trong bộ hồ sơ xin việc. Ứng viên sẽ điền thông tin vào các mục có sẵn với nhiều nội dung dài 4 trang và không thể tùy chỉnh. 

Các hình thức viết Sơ yếu lý lịch tự thuật

Ngày nay, các bạn ứng viên có thể viết Sơ yếu lí lịch tự thuật theo 2 cách như sau

Sơ yếu lý lịch viết tay

Để có một bản sơ yếu lý lịch xin việc viết tay hoàn hảo, đẹp mắt thì bạn cần phải chú ý một số lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Tham khảo cách viết sơ yếu lý lịch sao cho dễ nhìn, dễ hiểu và phù hợp với công việc bạn ứng tuyển
  • Đưa tất cả những kinh nghiệm bạn có về công việc đã từng làm vào trong lý lịch
  • Liệt kê những nội dung công việc cũng như tên công ty, thời gian làm việc, vị trí chức vụ
  • Tóm tắt lại ngắn gọn những kinh nghiệm làm việc của bản thân mình ở vị trí công việc tương đương
  • Điền đầy đủ thông tin cá nhân theo mẫu được yêu cầu
  • Để tạo thêm sức hút hãy đưa mục tiêu công việc vào để nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có tham vọng
  • Liệt kê những bằng cấp, chứng chỉ cá nhân theo trình tự thời gian
  • Hướng bản lý lịch tự thuật viết tay của bạn đến những yêu cầu cụ thể như những thông tin nhà tuyển dụng đăng tải
  • Tránh đưa những nội dung gây nhàm chán, không liên quan đến công việc vào trong lý lịch tự thuật

Sơ yếu lý lịch đánh máy

Bản sơ yếu lý lịch đánh máy được tạo bằng file word hay excel cần phải luôn đảm bảo được đầy đủ những nội dung quan trọng. Những nội dung cần được trình bày súc tích và chỉ nên đưa những dạng thông tin cần thiết vào sơ yếu lý lịch xin việc.

Bên cạnh đó, khi làm sơ yếu lý lịch tự thuật file word bạn cần phải đảm bảo sự nhất quán về kiểu chữ, phông chữ, màu mực sử dụng. Nên sử dụng những kiểu phông chữ, thiết kế theo mẫu truyền thống, đơn giản, dễ nhìn. Đặc biệt tránh việc tẩy xóa khiến mất mỹ quan của sơ yếu lý lịch nhé!

Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch tự thuật khi đi xin việc

Sơ yếu lý lịch tự thuật là một trong những hồ sơ không thể thiếu trong hành trang đi xin việc. Tuy nhiên, nhiều người lại bị mất điểm bởi những lỗi cơ bản trong quá trình viết sơ yếu lý lịch. Đừng lo, chúng tôi sẽ hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch tự thuật đúng chuẩn. Việc của bạn là xem mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật xin việc của chúng tôi và áp dụng theo thôi.

Mẫu sơ yếu lý lịch được bán trong các bộ hồ sơ tại nhà sách, tiệm tạp hóa,… Bạn chỉ cần điền chính xác thông tin theo các đầu mục đã được liệt kê sẵn, bao gồm:

  • Họ và tên: Viết in hoa, đúng tên trong giấy khai sinh, thẻ căn cước và sổ hộ khẩu.
  • Giới tính: Nam hoặc Nữ.
  • Năm sinh: Trùng khớp với thông tin trong giấy khai sinh, thẻ căn cước và sổ hộ khẩu.
  • Địa chỉ thường trú: Bao gồm thôn (đường), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
  • Nơi ở hiện tại: Bao gồm thôn (đường), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
  • Số điện thoại thường dùng nhất.
  • Người báo tin: Thường là bố mẹ, chồng/vợ hoặc anh chị em ruột.
  • Bí danh: Ghi rõ bí danh của bản thân. Những người không có bí danh có thể bỏ qua.
  • Nguyên quán: Trùng khớp với nguyên quán trên thẻ căn cước và sổ hộ khẩu.
  • Dân tộc: Kinh, Thái, Nùng, Tày, H’mong, ….
  • Tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, … hoặc Không.
  • Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thương nghiệp): Bần nông, cố nông, trung nông, phú nông, địa chủ, viên chức, công chức, tiểu thương,…
  • Thành phần gia đình hiện nay: Công nhân, viên chức, công chức, bộ đội, giáo viên,…
  • Trình độ văn hóa: 12/12 chính quy hoặc 12/12 bổ túc.
  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức,… Có thể ghi rõ chứng chỉ đạt được nếu có.
  • Kết nạp vào Đảng CSVN: Ghi rõ ngày tháng và nơi kết nạp.
  • Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi rõ ngày tháng và nơi vào đoàn.
  • Tình hình sức khỏe: Chiều cao, cân nặng.
  • Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Tên ngành nghề và cấp bậc.
  • Lương chính hiện hay: Ngạch lương được hưởng. Những người chưa có lương có thể bỏ trống.
  • Ngày nhập ngũ, xuất ngũ: Ghi rõ ngày, tháng, năm và địa chỉ công tác. Những người không phục vụ trong quân đội có thể bỏ trống.

 

Phần tiểu sử bản thân

Phần tiểu sử hay còn gọi là phần thông tin cá nhân là phần không thể thiếu trong các mẫu lý lịch. Phần này bao gồm các thông tin:

  • Họ tên cá nhân
  • Giới tính
  • Ngày tháng năm sinh…

Với phần này, bạn cần viết đúng theo những thông tin đã lưu trong chứng minh nhân dân. Trong đó, họ tên sẽ cần phải viết chữ in hoa.

Hướng dẫn ghi quê quán trong lý lịch trích ngang

Trong sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc, bạn sẽ cần phải ghi những thông tin sau trong mục quê quán của mình gồm:

  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Bao gồm số nhà, đường phố, xã phường, quận huyện, tỉnh thành. Bạn cần khai theo đúng sổ hộ khẩu
  • Nơi ở hiện tại: Nếu nơi ở hiện tại trùng với hộ khẩu thường trú thì không cần phải ghi lại. Nếu không, ghi rõ địa chỉ nơi ở hiện tại của bạn.
  • Nguyên quán: Có thể ghi theo quê của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng bạn tự nhỏ nếu như không rõ về thân thế của bố, mẹ mình là ai.

Hướng dẫn ghi sơ yếu lý lịch xin việc cho người đi làm 

Với những người đã đi làm, bạn khai lại lý lịch đi làm của mình theo đúng những thông tin của các mục trên. Tiếp theo, bạn điền đầy đủ những thông tin sau:

  • Dân tộc: Ghi rõ dân tộc gốc gác của mình. Nếu là con lai thì cần ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ
  • Tôn giáo: Cần ghi rõ tôn giáo của bạn (đạo Phật, đạo Hồi, Thiên Chúa, Cao Đài,…) kèm theo cả chức sắc trong tôn giáo đó nếu có. Còn nếu không theo đạo nào thì ghi là “Không”.
  • Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Ghi thông tin về thành phần gia đình theo đúng như quy định của pháp luật. Bao gồm các diện thành phần: cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ, công chức, viên chức.
  • Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Gia đình của bạn thuộc thành phần nào thì điền thông tin vào đó. Các thành phần bản thân gia đình bao gồm: công nhân, viên chức, công chức, …
  • Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch: Khai rõ trình độ là 12/12 hoặc bổ túc văn hóa… theo đúng bằng cấp mà mình đã nhận được.
  • Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch: Ghi chính xác các bằng cấp liên quan đến trình độ ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga,…)
  • Ngày và nơi kết nạp Đảng/ Đoàn: Ghi rõ ngày được kết nạp. Nếu không nhớ rõ thì có thể bỏ qua
  • Trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch: Ghi trình độ đã tốt nghiệp: đại học, cao đẳng, trung cấp…
  • Trình độ chuyên môn trong lý lịch đi làm: Bạn được đào tạo theo chương trình nào, chuyên ngành nào thì ghi vào mục này.
  • Cấp bậc: Phần này ghi bậc lương đang được hưởng.
  • Lương chính hiện nay: Lương theo ngạch chuyên viên, kỹ sư, kỹ thuật viên, … ghi vào cụ thể nếu có.
  • Quá trình công tác của bản thân bản thân: Ghi tóm tắt lại quá trình học tập, làm việc của bạn. Trong đó, thể hiện rõ rằng mình đã đi học ở đâu, làm gì và giữ các chức vụ gì? Việc ghi đầy đủ phần này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với hàng loạt những hoạt động xã hội, đào tạo trong quá khứ, thể hiện bạn là một người rất năng động.
  • Tình trạng sức khỏe: Bạn ghi Tốt nếu chắc chắn sức khỏe được đảm bảo.

 

Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không?

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin việc, nhất là nếu như bạn muốn ứng tuyển vào các cơ quan nhà nước thì đây là tài liệu nhất định phải có. Một bản sơ yếu lý lịch công chứng sẽ là sự đảm bảo chắc chắn tới từ pháp luật rằng các thông tin của bạn hoàn toàn trong sạch và không có bất cứ những vết sạn nào. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ mạnh dạn hơn trong viết có quyết định nhận bạn vào để trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp hay không.

Và với một bản sơ yếu lý lịch có công chứng, nhà tuyển dụng cũng sẽ dễ dàng quản lý được những quyền lợi của bạn đối với pháp luật một cách dễ dàng hơn rất nhiều.

Chứng thực Sơ yếu lý lịch thế nào?

Việc chứng thực Sơ yếu lý lịch được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Giấy tờ cần xuất trình

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

– Sơ yếu lý lịch.

Đến đâu để chứng thực Sơ yếu lý lịch?

Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 23/2015 thì người thực hiện chứng thực gồm:

Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp cấp huyện.

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã.

– Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

– Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Như vậy, khi muốn chứng thực Sơ yếu lý lịch thì người yêu cầu có thể đến Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã, Phòng/Văn phòng công chứng hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện lãnh sự…

Thời hạn thực hiện

Thời hạn chứng thực Sơ yếu lý lịch được nêu tại Điều 7 Nghị định 23 như sau:

– Ngay trong ngày yêu cầu.

– Nếu tiếp nhận sau 15 giờ thì trong ngày làm việc tiếp theo.

Chứng thực Sơ yếu lý lịch hết bao nhiêu tiền?

Phí chứng thực chữ ký là 10.000 đồng/trường hợp (một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản).

Mức phí này được quy định tại Điều 4 Thông tư số 226/2016/TT-BTC.

Những yêu cầu cơ bản khi viết sơ yếu lý lịch

Tờ sơ yếu lý lịch thường được xem xét đầu tiên bởi nhà tuyển dụng khi nhận hồ sơ của một người xin việc. Vì vậy, dựa trên sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng có thể bước đầu đánh giá tính cách của ứng viêm: có cẩn thận hay không, có trình bày khoa học không, có gọn gàng không… Vì thế, hãy tạo cho mình một bản sơ yếu gọn gàng, khoa học nhất, làm nổi bật được điểm mạnh của bản thân và thực sự sáng tạo. Hãy chứng tỏ rằng bạn là một người đầy nhiệt huyết đối với công ty và vị trí mà họ đang cần.

Đồng thời, cần lưu ý các yêu cầu cơ bản sau:

– Viết sơ yếu lý lịch đúng và đủ thông tin, tránh lan man và đặc biệt là điền sai thông tin;

– Trình bày sạch đẹp, thống nhất về màu chữ, phông chữ (đánh máy), không tẩy xóa, thống nhất màu mực (viết tay);

– Ảnh nghiêm túc, đúng chuẩn ảnh thẻ, đúng cỡ ảnh 4×6

Trên đây là Mẫu Sơ yếu lý lịch và cách ghi chi tiết nhất đối với người lao động đi xin việc. Riêng cán bộ, công chức, viên chức sẽ sử dụng mẫu Sơ yếu lý lịch riêng.

KẾT LUẬN:

Bài viết đã cung cấp những thông tin, cách viết và mẫu chuẩn của bản Sơ yếu lý lịch tự thuật. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin việc. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT