Tài khoản giảm giá hàng bán dùng để phản ánh những khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong một kỳ kế toán. Cùng tìm hiểu rõ hơn về tài khoản giảm giá hàng bán và cách hạch toán giảm giá hàng bán trong bài viết sau đây!
Cách hạch toán giảm giá hàng bán cơ bản và chi tiết nhất
Giảm giá hàng bán là gì?
Giảm giá hàng bán được hiểu chính là tài khoản giảm trừ cho người mua hàng hóa của doanh nghiệp do hàng hóa kém phẩm chất, sau quy cách hoặc bị lạc hậu về mặt thị hiếu. Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức giảm giá dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã giảm dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Việc giảm giá hàng bắn sẽ căn cứ chủ yếu vào chất lượng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Số tiền giảm giá của hàng hóa, dịch vụ đã bán được tính điều chỉnh trên chính hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Trường hợp số tiền giảm giá được lập khi kết thúc chương trình giảm giá hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các hóa đơn kê khai điều chỉnh những khoản doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Cũng giống như chiết khấu thương mại, việc hạch toán giảm giá hàng hóa cũng sẽ phụ thuộc vào cách người bán lập hóa đơn cung cấp cho bên mua theo chương trình giảm giá.
Hình thức giảm giá
Các hàng hóa, dịch vụ được áp dụng hình thức giảm giá ngay trong khi mua hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã giảm dành cho khách hàng, theo đó thuế GTGT là phần thuế được tính dựa trên trên giá trị hàng hóa giảm giá, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu khách hàng của doanh nghiệp thực hiện việc mua nhiều lần trong cùng đợt giảm giá thì số tiền giảm giá của hàng bán, dịch vụ đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hoá dịch vụ trong lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Trường hợp nếu số tiền giảm giá được lập khi các hóa đơn xuất bán trước đó 2 bên đã thực hiện kê khai trên tờ khai thuế GTGT thì được lập hóa đơn điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua sẽ kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Việc hạch toán giảm giá hàng bán cũng sẽ phụ thuộc vào cách người bán lập hóa đơn cung cấp cho bên mua theo chương trình giảm giá.
Cách hạch toán giảm giá hàng bán cơ bản và chi tiết nhất
Cách hạch toán giảm giá hàng bán
Trường hợp 1: Giảm giá cho khách hàng ngay khi bán hàng
Cách hạch toán giảm giá hàng bán này được áp dụng cho các trường hợp như tổ chức chương trình khuyến mãi, giảm giá có đăng ký theo luật khuyến mại với sở công thương hay giải phóng hàng tồn khi, hàng lỗi và sắp hết hạn…
Đối với bên bán
Khi lập hóa đơn: Trong trường hợp này thì giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm
Khi hạch toán:
Kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã giảm giá và không phản ánh riêng con số giảm giá.
Nợ 111,112,131: Tổng số tiền thanh toán
Có 511: Doanh thu thuần (đã giảm)
Có 3331: Thuế GTGT đầu ra (nếu có)
Đối với bên mua
Khi hạch toán:
Kế toán cần phải phản ánh giá trị hàng mua theo giá đã giảm
Nợ 152, 153, 154, 156… giá trị hàng (theo giá đã giảm)
Nợ 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Có 111,112,131: Tổng số tiền thanh toán
Trường hợp 2: Giảm giá sau khi bán hàng
Đối với bên bán
Khi lập hóa đơn
Khi thực hiện bán hàng doanh nghiệp đã xuất hóa đơn, giao hàng cho khách hàng và sau đó phát hiện ra hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy định trong hợp đồng kinh tế thì 2 bên lập biên bản xác nhận hàng lỗi, kém chất lượng… sau đó thì bên xuất hóa đơn thực hiện điều chỉnh đơn giá.
Cách hạch toán giảm giá hàng bán cơ bản và chi tiết nhất
Khi hạch toán
Kế toán cần phải ghi nhận riêng khoảng chiết khấu giảm giá để định kỳ điều chỉnh khoản giảm doanh thu gộp.
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm giá, hạch toán:
Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán (giá chưa có thuế)
Nợ TK 333 – Thuế GTGT đầu ra (Nếu có)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng số tiền giảm giá).
Vào cuối kỳ thì bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ thực hiện việc kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” nhằm mục đích xác định khoản doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế của doanh nghiệp được thực hiện trong kỳ báo cáo.
Nợ 511 – Doanh thu
Có TK 5213 – Giảm giá hàng bán
Đối với bên mua
Khi hạch toán
Trường hợp khoản giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua hàng, kế toán cần phải căn cứ vào tình hình biến động của lượng hàng tồn kho để có thể phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng tồn kho chưa được tiêu thụ đã xác định là khoản tiêu thụ trong kỳ:
Nợ các TK 111, 112, 331…
Có các TK 152, 153, 154, 156…
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Nếu có)
Vừa rồi là những giới thiệu về giảm giá hàng bán và cách hạch toán giảm giá hàng bán mà công ty kế toán dịch vụ Bepro giới thiệu đến bạn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tài khoản này và các vấn đề phát sinh liên quan.