Đối với các doanh nghiệp bán hàng nhưng lượng hàng hóa trên hóa đơn nhiều hơn số dòng trên hóa đơn. Thì kế toán sẽ phải thực hiện xuất hóa đơn cho khách hàng như thế nào. Trường hợp ngược lại, khi mua hàng. Thì hóa đơn đi kèm với bảng kê như thế nào là hợp lệ. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ về các mẫu bảng kê bán hàng cho doanh nghiệp. 

Mục đích của lập bảng kê bán hàng

 

Bảng kê kèm theo hóa đơn GTGT được dùng để liệt kê hàng hóa, dịch vụ khi người bán có quá nhiều hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Thông tư 39/2014/TT-BTC đã quy định điều khoản về bảng kê xuất kèm theo hóa đơn GTGT. Vì vậy, nhân viên kế toán cần nắm rõ những thông tin cơ bản về quy định này. Để tránh những sai sót trong quá trình làm việc. Và lập được bảng kê một cách hợp lệ theo đúng yêu cầu của Nhà nước.

 

Yêu cầu của bảng kê xuất kèm theo hóa đơn GTGT

 

Theo khoản 2 điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Bảng kê kèm theo hóa đơn GTGT có thể tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của hàng hóa. Nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:

– Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế. 

– Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. 

– Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. 

 

Cách lập và mẫu bảng kê bán hàng

Cách lập bảng kê bán hàng

Người nộp thuế (NNT) phải lập Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào. Trong kỳ tính thuế để làm căn cứ lập Tờ khai thuế GTGT. Bảng kê hóa đơn chứng từ HHDV mua vào được lập theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành. Kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.

NNT phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê. Trường hợp các chỉ tiêu không có số liệu thì bỏ trống. NNT không được tự ý thay đổi khuôn dạng của mẫu biểu. Như thêm vào hay cắt bớt hoặc thay đổi vị trí các chỉ tiêu.

Căn cứ để lập bảng kê

– Căn cứ để lập bảng kê là các hóa đơn GTGT, chứng từ, biên lai nộp thuế GTGT. Ở khâu nhập khẩu của HHDV mua vào trong kỳ tính thuế. Bao gồm cả các hóa đơn đặc thù như tem vé, hóa đơn nhận lại hàng. Do người mua trả lại hàng, chứng từ nộp thay thuế GTGT cho nhà thầu nước ngoài.

– NNT cần phân loại hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào. Được tập hợp vào bảng kê theo từng nhóm. HHDV dùng riêng cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT, không chịu thuế GTGT. Dùng chung cho sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế. Và không chịu thuế GTGT, HHDV dùng cho dự án đầu tư. Khi kê khai hết các hóa đơn chứng từ của từng nhóm. Đều phải cộng các giá trị của các cột (8) và cột (10).

– Hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào trong kỳ không đủ điều kiện khấu trừ cũng phải kê vào bảng kê.

– Trường hợp trên 1 hóa đơn ghi nhiều loại HHDV. Thì ở cột “Mặt hàng” có thể ghi 1 số mặt hàng chiếm doanh số chủ yếu của hóa đơn.

– Đối với hóa đơn điều chỉnh giảm cho các hóa đơn đã mua vào trước đó. Thì ghi số giá trị âm bằng cách để trong ngoặc (…).

– Đối với hàng hóa, dịch vụ mua lẻ cho tiêu dùng. Như: điện, nước, xăng, dầu, dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ khách sạn, ăn uống, vận chuyển hành khách. Mua bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ và bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng khác. Bảng kê tổng hợp được lập theo từng nhóm mặt hàng, dịch vụ cùng thuế suất. Không phải kê chi tiết theo từng hóa đơn.

 

Chú ý: 

Các hóa đơn bán hàng thông thường (không phải hóa đơn GTGT). Hóa đơn bất hợp pháp thì không ghi vào bảng kê này.

 

Cách lập và mẫu bảng kê bán hàng

Mẫu bảng kê bán hàng hóa dịch vụ

 

– Mẫu theo thời gian: Đây là mẫu được nhiều đơn vị áp dụng. Bởi nhanh nhìn rõ, soát xét theo ngày tháng và chứng từ rất dễ.

– Mẫu thường được dùng trong nội bộ.

– Một phần khác thường được dùng để so sánh và đối chiếu công nợ với khách hàng.

 

Một số chỉ tiêu cần có có bảng kê

– Ngày tháng

– Số hóa đơn/ phiếu/ chứng từ

– Tên hàng

– Đơn vị tính

– Số lượng

– Đơn giá

– Thành tiền

– VAT/Chiết khấu nếu có

– Thành tiền sau cùng

– Thông tin Khách hàng (Nếu đối chiếu công nợ thì không cần trường thông tin này)

 

Cách lập và mẫu bảng kê bán hàng

Một số lưu ý:

– Bảng kê nội bộ nên thêm bớt chỉ tiêu tùy theo mục đích sử dụng.

– Các phần mềm bán hàng hiện tại đều có bảng kê này. Các bạn có thể xuất form trực tiếp từ phần mềm đang sử dụng.

– Bảng kê này mang tính liệt kê giao dịch. Không có tác dụng tổng hợp báo cáo.

 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về cách lập và mẫu bảng kê hàng hóa. Một số lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện bạn cần chú ý để tránh sai sót không mong đợi. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho Quý doanh nghiệp. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ liên quan đến kế toán. Hãy liên hệ ngay với công ty dịch vụ kế toán tphcm  bePro.vn sẽ hỗ trợ đầy đủ, tư vấn tận tình, miễn phí. Chúc bạn thành công!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT