Nhiều kế toán viên vẫn còn lúng túng trong khi thực hiện công việc tính phân bổ công cụ dụng cụ hàng tháng. Bài viết sau đây, bePro.vn sẽ giúp các bạn hiểu rõ và lựa chọn đúng phương pháp tính. Hãy cùng tìm hiểu nhé! 

Công cụ dụng cụ là gì? 

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong thời gian sử dụng công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị. Tuy nhiên do thời gian sử dụng ngắn và giá trị thấp. Nên chúng chưa đủ điều kiện để làm tài sản cố định. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý. Đối với những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000 VNĐ, Thì không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định mà được xếp vào loại công cụ dụng cụ. Và có thời gian phân bổ tối đa không quá 24 tháng.

Điều kiện ghi nhận công cụ dụng cụ

Theo điều 25 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định. Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu.

Theo quy định hiện hành, những tư liệu sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ:

  • Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp
  • Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng. Nhưng trong quá trình bảo quản, vận chuyển và dự trữ hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì.
  • Những dụng cụ, đồ nghề bằng thủy tinh, sành, sứ
  • Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng,
  • Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc…

Cách tính phân bổ công cụ

Các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ:

Dựa vào giá trị và thời gian sử dụng CCDC các bạn có thể phân bổ theo các cách sau:

1. Công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ. 

Các bạn có thể hạch toán luôn vào chi phí của tháng đó.

VD: Mua đồ dùng văn phòng phẩm

– Khi mua về: Nợ TK 153; Có TK 111,112,331

– Khi xuất ra sử dụng: Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642; Có TK 153

 

2. Công cụ dụng cụ có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ: 

Các bạn phải phân bổ làm nhiều kỳ. Bạn phải lập 1 bảng phân bổ CCDC. Và phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN. Chi phí phân bổ đó sẽ được trích đều vào hàng tháng.

Căn cứ vào thời gian sử dụng CCDC đưa vào chi phí trả trước 242 sau đó hàng tháng phân bổ chi phí tương ứng.

Chú ý: 

– Thời gian phân bổ các loại công cụ dụng cụ tối đa không quá 3 năm.

– Khi đưa CCDC vào sử dụng, thì ngày đưa vào sử dụng là ngày bắt đầu tính Phân bổ CCDC.

                               Phân bổ công cụ dụng cụ

Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ nhiều kỳ:

 

Mức phân bổ hàng năm

 

Giá trị CCDC

Thời gian phân bổ

 

Mức phân bổ hàng tháng  =   Mức phân bổ hàng năm
12 tháng

 

Nếu CCDC mua về mà sử dụng ngay. Các bạn phải xác định ngày đưa CCDC vào sử dụng, cụ thể như sau:

Mức phân bổ trong tháng phát sinh   Giá trị CCDC   Số ngày sử dụng trong tháng
Thời gian phân bổ ( X ) Tổng số ngày của tháng p/s

 

Ta có:

Số ngày sử dụng trong tháng Tổng số ngày của tháng p/s –  Ngày bắt đầu sử dụng  1

 

Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ thể:

Ví dụ: Ngày 15/3/2020 Công ty bePro.vn mua 1 photo (CCDC) trị giá 20.000.000 chưa thuế VAT. Chi phí vận chuyển, cài đặt là 2.000.000 chưa VAT. Thuế GTGT là 10%, đưa vào sử dụng ngay cho phòng hành chính. 

Bước 1: Xác định thời gian phân bổ CCDC.

Công ty dự định sẽ phân bổ cho 12 tháng (1 năm).

                               Phân bổ công cụ dụng cụ

Bước 2: Xác định mức phân bổ trong tháng 4/2019: (vì mua về sử dụng ngay)

Mức phân bổ trong tháng 3/2020 = [Giá trị CCDC / (Thời gian phân bổ (X) Tổng số ngày của tháng 3/2020)] x Số ngày sử dụng trong tháng 3.

Trong đó:

– Giá trị CCDC: 22.000.000

– Thời gian phân bổ: 12 tháng

– Tổng số ngày của tháng 3/2020: là 31 ngày.

– Số ngày sử dụng trong tháng 3 được tính là

 = Tổng số ngày của tháng 3 – Ngày bắt đầu sử dụng + 1 = (31 – 6 + 1) = 26 ngày

Mức phân bổ trong tháng 3 = [22.000.000 / (12 x 31) ] x 26 = 1.537.635

 

Bước 3: Xác định mức phân bổ hàng năm:

Mức phân bổ hàng năm = Giá trị CCDC / Thời gian phân bổ

Trong đó:

– Giá trị CCDC = 22.000.000 – 1.537.635 = 20.462.366 (Vì đã phân bổ ở tháng 3)

– Thời gian phân bổ = 1 năm

Mức phân bổ hàng năm = 20.462.366 / 1 = 20.462.366

 

Bước 4: Xác định mức phân bổ hàng tháng:

Mức phân bổ hàng tháng = Mức phân bổ hàng năm /12 tháng 

(Nhưng vì mình đã phân bổ tháng 3 rồi, nên mình sẽ chia cho 11 tháng)

Mức phân bổ hàng tháng = 20.462.366 / 11 = 1.860.215

Như vậy trong tháng 3/2020 các bạn được phân bổ 1.537.635 vào chi phí sản xuất kinh doanh. Hàng tháng được phân bổ 1.860.215 và được phân bổ trong 1 năm.

Kết luận:

Vừa rồi là các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ chính xác nhất 2020. Nếu bạn đang gặp rắc rối về các dịch vụ liên quan đến kế toán, hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ kế toán bePro.vn. Bạn sẽ được hỗ trợ đầy đủ, tư vấn tận tình, miễn phí. 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT