Trong các trường hợp đi vay nợ, các ngân hàng sẽ dựa vào tín dụng cá nhân để xem xét có nên cho khách hàng vay hay không. Tín dụng cá nhân chính là lòng tin tạo cho nhau khi đi vay vốn. Và nợ xấu là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân. Vậy nợ xấu là gì và làm thế nào để tra cứu nợ xấu?

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC và sẽ gặp khó khăn khi muốn vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tài chính.

Phân loại nợ xấu trên CIC

Tình trạng nợ xấu sẽ được chia thành nhiều cấp độ nợ xấu khác nhau phụ thuộc vào số lần khách hàng, cá nhân trễ hẹn thanh toán và thời gian trễ hẹn là bao lâu. 

Dựa vào những yếu tố này, nợ xấu được lưu trữ tại CIC thường được chia theo từng nhóm cụ thể. Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:

Nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

Nhóm 2 – nợ cần chú ý: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

Nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm 05 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu;

Nhóm 4 – nợ nghi ngờ: bao gồm 06 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn: bao gồm 08 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

Nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.

Nguyên nhân gây ra nợ xấu

Nguyên nhân gây ra nợ xấu có khá nhiều, bao gồm cả chủ quan và khách quan trong việc sinh hoạt và quản lý tài chính. Một số nguyên nhân phải kể đến như:

  • Do thanh toán thẻ tín dụng trễ hạn theo quy định.
  • Không thanh toán phí phạt do thanh toán chậm các khoản vay, khoản chi tiêu từ thẻ tín dụng.
  • Không thanh toán phần thanh toán tối thiểu cho thẻ tín dụng đang sử dụng.
  • Không đủ khả năng thanh toán khi sử dụng vượt hạn mức tài khoản thấu chi được cung cấp.
  • Không đảm bảo thanh toán định kỳ các khoản mua trả góp. 
  • Liên quan đến kiện tụng do không còn khả năng thanh toán nợ với cá nhân, tổ chức.

Nợ xấu ảnh hưởng như thế nào?

Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.

Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 – 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Cách tra cứu nợ xấu

Tra cứu nợ xấu tại ngân hàng

  • Bạn chỉ cần liên hệ với Ngân hàng cho vay. Nếu ngân hàng thông báo bạn bị nợ xấu và từ chối cho vay. Điều này có nghĩa là bạn đã bị nợ xấu ngân hàng.
  • Hoặc bạn có thể liên hệ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia CIC Việt Nam thì bạn sẽ biết mình đang bị nợ xấu nhóm mấy.

Cách tra cứu nợ xấu cá nhân

Để tra cứu nợ xấu, thì chỉ có ngân hàng, tổ chức tín dụng mới biết được thông tin mà thôi. Hiện nay, có nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng có dịch vụ kiểm tra bạn có bị nợ xấu hay không trong thời gian nhanh chóng.

Quy trình tra cứu nợ xấu cá nhân

Đầu tiên bạn cần cung cấp cho tổ chức tín dụng mà bạn muốn vay vốn giấy chứng minh nhân dân có cả mặt trước và mặt sau.

Tổ chức tài chính sẽ tổng kết các tiêu chí cần thiết và bắt đầu kiểm tra thông tin tín dụng của bạn. Với mỗi lần kiểm tra chứng minh nhân dân của bạn, tổ chức tài chính sẽ phải đóng cho trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam một khoản phí như đã quy định.

Check CIC tra cứu nợ xấu cá nhân

Nhìn chung, sẽ có hai cách cơ bản để kiểm tra CIC

Tra cứu nợ xấu tổng quan

Bạn sẽ mang giấy tờ liên quan như giấy CMND hoặc căn cước công dân đến các địa điểm trên nhờ nhân viên giao dịch thực hiện. Hoặc có thể tự check CIC online như sau:

Bước 1: Đăng ký và truy cập tài khoản trên CIC, chọn đối tượng là “cá nhân”. Có thể thực hiện trên website hoặc app.

Bước 2: Bắt đầu đăng nhập để check CIC

Bước 3: Lấy mẫu báo cáo

Kiểm tra chi tiết

Để có được thông tin chi tiết hơn buộc bạn phải cần đến nhân viên ngân hàng hoặc công ty tài chính. Lúc này chúng ta hãy đề xuất vay vốn hoặc làm thẻ tín dụng để được check CIC.

Thông tin về nợ xấu sẽ lưu lại bao lâu?

Đối với các khoản vay dưới 10 triệu: theo khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng. Cụ thể đối với các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Đối với các khoản nợ dưới 10 triệu đồng và được tất toán sẽ không bị lưu lại thông tin trên CIC.

Do vậy nếu có khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Khách hàng không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình.

Đối với các khoản vay trên 10 triệu: Thông thường, các thông tin về nợ xấu của khách hàng sẽ được lưu trên hệ thống của CIC. Cụ thể với khoản nợ trên 10 triệu đồng trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm.Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng.

Cách xóa nợ xấu

Sau khi dùng các cách tra cứu nợ xấu và phát hiện mình có nợ xấu thì nhiều người có mong muốn xoá nợ xấu. Lúc này, bạn có thể tham khảo những hướng dẫn sau đây:

  • Đối với những khoản nợ xấu dưới 10 triệu: Nhanh chóng hoàn tất các khoản nợ có giá trị nhỏ dưới 10 triệu đồng. Vì theo luật quy định, những khoản vay, khoản chi tiêu dưới 10 triệu đồng đã tất toán sẽ không được cung cấp lịch sử tín dụng liên quan.
  • Đối với những khoản vay trên 10 triệu: Những khoản vay trên 10 triệu đồng cần nhanh chóng được trả cả gốc lẫn lãi. Sau khi tất toán, bạn nên yêu cầu ngân hàng, nơi cho vay xác nhận việc hoàn thành trả nợ để không bị ảnh hưởng đến điểm CIC. Sau 12 tháng, nợ xấu được trả hết thì lịch sử tín dụng của người vay có thể đáp ứng điều kiện cho vay của ngân hàng. 
  • Đối với những khoản nợ lớn: Người vay có 5 năm để hoàn tất các khoản nợ lớn. Sau đó hệ thống tiếp tục ghi nhận lịch sử tín dụng và đưa ra đánh giá điểm tín dụng theo quy định. Nếu vẫn có nhu cầu vay vốn, ngân hàng sẽ dựa vào điểm tín dụng này để xem xét hồ sơ.

Tóm lại, cách xóa nợ xấu tối ưu nhất chính là thanh toán cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.

Lưu ý để tránh mắc nợ xấu

Hiện nay, nhiều đơn vị tín dụng đã nới lỏng bớt quy định, cắt giảm bớt các thủ tục cho khoản vay vốn để giúp người dân nhanh chóng tiếp cận nguồn vay của mình. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn tránh rơi vào nợ xấu:

Có kế hoạch trả nợ cẩn thận

Nếu bạn muốn mình không rơi vào tình trạng nợ xấu, trước khi vay vốn, bạn nên tính toán số tiền mình phải trả. Điều này giúp bạn đánh giá được mức thu nhập cũng như khả năng thanh toán của mình vào mỗi tháng. Tốt nhất, bạn nên duy trì chi phí trả nợ không vượt quá 50% thu nhập hàng tháng để đảm bảo cuộc sống của mình.

Thanh toán khoản nợ đúng hạn

Việc duy trì trả nợ đúng hạn vô cùng cần thiết vì nếu bạn trả nợ chậm sẽ bị ghi nhận và đánh giá. Việc này là ảnh hưởng đến quá trình bạn vay vốn vào những lần sau.

Chi tiết thẻ tín dụng hợp lý

Việc sử dụng thẻ tín dụng cũng được xem là hình thức vay vốn ngân hàng. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng nợ xấu. Bạn hãy nhớ rằng nên trả hết nợ và tuyệt đối không sử dụng quá khả năng thanh toán mỗi tháng.

KẾT LUẬN

Trên đây là một số thông tin về cách phân loại nợ xấu, tra cứu nợ xấu và cách tránh mắc nợ xấu. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT