Sau thời gian sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp có thể thanh lý số tài sản đó. Dù vậy, để thanh lý tài sản cố định thì cần phải tuân theo những nguyên tắc và quy định chung, cùng biên bản thanh lý tài sản cố định chuẩn. Cùng Bepro.vn tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây!

biên bản thanh lý tài sản 01

Cập nhật biên bản thanh lý tài sản mới nhất

Thanh lý tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định thanh lý là những tài sản cố định bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc do không còn phù hợp với những yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nữa.

Theo đó, tài sản cố định là những tư liệu sản xuất được dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những TSCĐ có giá trị lớn, được sử dụng lau dài và ổn định qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo thông tư được quy định số 45/2013/TT-BTC được ban hàng vào 25/04/2013 thì các đối tượng máy móc, thiết bị có đủ điều kiện cấu thành tài sản cố định sẽ phải thỏa mãn được 3 yếu tố sau:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng những tài sản đó.
  • Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
  • Nguyên giá của tài sản phải được xác minh một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài sản cố định, vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp có ý muốn nhượng bán tài sản cố định cho tổ chức, cá nhân khác. Hoặc là do công ty giải thể hoặc bị phá sản phải thanh lý TSCĐ. 

biên bản thanh lý tài sản 02

Thanh lý tài sản cố định là gì?

Điều kiện thanh lý TSCĐ

Tài sản hết thời gian khấu hao sử dụng, tài sản hư hỏng không sửa chữa được hoặc nếu được sử dụng tiếp mà phải mất chi phí quá lớn, mang lại hiệu quả thấp, để thu hẹp quy mô, thay đổi mục tiêu hoạt động hoặc không có nhu cầu sử dụng nữa.

Biên bản thanh lý tài sản cố định là gì?

Biên bản thanh lý tài sản là văn bản được doanh nghiệp lập ra để thanh lý tài sản cố định của đơn vị. Theo đó, trong biên bản sẽ nêu rõ được nguyên giá của tài sản cố định, hao mòn tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định.

Phương pháp và trách nhiệm ghi

  • Góc bên trái của biên bản này sẽ ghi rõ tên đơn vị, bộ phận sử dụng. Khi có các quyết định về việc thanh lý TSCĐ thì doanh nghiệp cần phải thành lập ban thanh lý TSCĐ, Thành biên ban thanh lý TSCĐ được ghi chép mở mục I.
  • Tại mục II sẽ ghi các chỉ tiêu chung về tài sản cố định có quyết định thanh lý như: Tên, ký hiệu TSCĐ, số hiệu, số thẻ TSCĐ, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng, nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn đã trích cộng dồn cho đến thời điểm thanh lý, giá trị còn lại của TSCĐ đó.
  • Tại mục III ghi kết luận của ban thanh lý và ý kiến nhận xét của ban thanh lý về việc thanh lý TSCĐ.
  • Tại mục IV sẽ là kết quả thanh lý: Tức là sau khi thanh lý xong, căn cứ vào chứng từ tính toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi ghi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi như là giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi tính theo giá thực tế đã bán hoặc giá bán ước tính.
  • Biên bản thanh lý phải do ban thanh lý tài sản lập và có đầy đủ các chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp.

biên bản thanh lý tài sản

Phương pháp và trách nhiệm ghi

Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất

Nội dung viết bản biên bản thanh lý tài sản cố định điển hình:

Đơn vị: ………………………….                                   Mẫu số 02-TSCĐ          

Bộ phận: ……………………….    (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

                                                                                                                                                                Ngày……tháng……năm….

                                                                                                                                                                Số:…………….

                                                                                                                                                                Nợ:…………….

                                                                                                                                                                Có:…………….

Căn cứ Quyết định số: …………………ngày……tháng……năm….. của ……………….về việc thanh lý tài sản cố định.

I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:

Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện ………………… Trưởng ban

Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện …………………. Ủy viên

Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện ………………… Ủy viên

II. Tiến hành thanh lý TSCĐ:

– Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ …………………………………………………..

– Số hiệu TSCĐ …………………………………………………………………………………………

– Nước sản xuất (xây dựng) …………………………………………………………………………

– Năm sản xuất ………………………………………………………………………………………….

– Năm đưa vàosử dụng …………………….. Số thẻ TSCĐ ……………………………………..

– Nguyên giá TSCĐ …………………………………………………………………………………….

– Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý ……………………………………………….

– Giá trị còn lại của TSCĐ …………………………………………………………………………….

III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ

………………………………………………………………………………………………………………

Ngày……tháng…… năm…..

Trưởng Ban thanh lý

(Ký, họ tên)

 

IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:

– Chi phí thanh lý TSCĐ: ………………………….. (viết bằng chữ) …………………………….

– Giá trị thu hồi: ……………………………………. (viết bằng chữ) ………………………………

– Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày……tháng…….năm……..

Ngày……..tháng…….năm…..

          Giám đốc                                                                              Kế toán trưởng

(Ký, họ tên, đóng dấu)                                                                    (Ký, ghi họ tên)

Vừa rồi là những giới thiệu về biên bản thanh lý tài sản cơ bản mà doanh nghiệp có thể sử dụng để thực hiện việc thanh lý tài sản cố định của mình. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm dịch vụ kế toán hỗ trợ cho việc quyết toán thuế cuối năm hoặc dịch vụ kế toán trọn gói hãy liên hệ đến với Bepro qua hotline 093.196.8383 để được hỗ trợ chi tiết nhất!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT