Thuế thu nhập doanh là loại thuế mà các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước ổn định và thực hiện phân phối thu nhập. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là gì và cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất như thế nào? Cùng bepro.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau! 

thuế thu nhập doanh nghiệp 01

Cập nhật thuế thu nhập doanh nghiệp và mức nộp cơ bản

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp – TNDN là một công cụ quản lý quan trọng để Nhà nước thực hiện các chứng năng tái phân phối thu nhập nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội.

Tùy vào các thời điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đề ra trong phân phối thu nhập từng quốc gia mà các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế TNDN khác nhau với các mức thuế khác nhau.

Thuế TNDN được hình thành bởi 2 nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập và nhằm mục đích đảm bảo cho sự công bằng trong xã hội.
  • Xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước.

Người nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế, bao gồm: DN được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, Dn nước ngoài có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã, tổ chức khác có hoạt động SXKD có thu nhập.

Đối tượng chịu thuế TNDN là các khoản thu nhập hợp pháp của DN, theo đó được chia thành 2 nhóm:

  • Thu nhập từ hoạt động SXKD.
  • Các thu nhập khác như chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng BĐS, quyền sở hữu, sử dụng tài sản, cho vay vốn, bán ngoại tệ…

Theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam thì đối tượng xác định nộp thuế được căn cứ trên cả 2 mối quan hệ bao gồm mối quan hệ quốc tịch và mối quan hệ lãnh thổ.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

Theo quy định thì số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ nhân với thuế suất:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
  • Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác.

thuế thu nhập doanh nghiệp

Cách tính thuế TNDN mới nhất

Hướng dẫn tính thu nhập chịu thuế 

Để xác định được khoản thu nhập chịu thuế thì doanh nghiệp cần phải tính được doanh thu, khoản chi phí được trừ và các khoản thu nhập khác.

Doanh thu tính thuế

Doanh thu chính là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tiền gia công và bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu và phụ trợ mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa được tiền.

Theo đó các trường hợp doanh thu tính thuế bao gồm:

  • Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT: Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
  • Doanh thu bao gồm cả thuế GTGT: Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.
  • Trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả trước cho nhiều năm thì khoản doanh thu để tính thu nhập chịu thuế sẽ được phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Theo điều 5 thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi phí nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

  • Khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ các hóa đơn và chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

thuế thu nhập doanh nghiệp 02

Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhập khác của doanh nghiệp

Quy định về thu nhập khác của doanh nghiệp khi tính thuế TNDN mới nhất bao gồm:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán.
  • Thu nhập từ việc chuyển nhượng BĐS.
  • Thu nhập từ quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia các dự án đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu tư, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
  • Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ, từ chênh lệch tỷ giá…

Quy định về các khoản lỗ được kết chuyển

Theo quy định thì doanh nghiệp được phép chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm. Sau khi quyết toán thuế bị lỗ thì doanh nghiệp sẽ chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập của những năm tiếp theo.

Xác định lỗ và chuyển lỗ của doanh nghiệp

Cũng theo quy định thì lỗ của DN được xác định là lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế, đây là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

Thuế TB là khoản bắt buộc mà các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có nghĩa vụ nộp cho nhà nước. Vì thế trước khi thành lập công ty, bạn cần tìm hiểu kỹ về các vấn đề này để tránh rủi ro sau này. Hoặc bạn cũng có thể nhận sự hỗ trợ từ chuyên viên kế toán tại công ty dịch vụ kế toán chuyên nghiệp Bepro.vn.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT