Chế độ thai sản dành cho nam cũng được khá nhiều người lao động quan tâm. Điều kiện để người chồng có thể được hưởng chế độ thai sản, thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị gì? BePro.vn sẽ hỗ trợ các bạn giải đáp các thắc mắc trên nhé! 

 

Điều kiện được hưởng

Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con. Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

 

Thời gian hưởng chế độ thai sản cho nam

Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ. Thời gian hưởng chế độ thai sản của nam như sau:

– 05 ngày làm việc với những trường hợp thông thường.

– 07 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

– 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi. Từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

– 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Lưu ý: 

Thời gian nghỉ việc này được tính trong khoảng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Và KHÔNG tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần. 

 

Chế độ thai sản cho nam đầy đủ và mới nhất 2020

Chế độ thai sản cho nam đầy đủ và mới nhất 2020

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, người chồng còn được nghỉ chế độ thai sản dài hơn nếu:

– Cả chồng và vợ đều tham gia BHXH. Mà vợ chết sau khi sinh con thì chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của người vợ.

– Nếu vợ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện về thời gian đóng mà chết. Thì chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

– Chồng tham gia BHXH mà không nghỉ việc khi vợ chết sau sinh. Thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của người vợ.

– Chồng tham gia BHXH mà vợ chết hoặc gặp rủi ro sau khi sinh, không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con. Theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh. Thì chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

 

Mức hưởng chế độ thai sản cho người chồng

Mức hưởng = Mbq6t  / 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ.

Trong đó:

Mbq6t : Bình quân mức lương đóng BHXH 6 tháng trước khi vợ sinh của NLĐ nam.

Trường hợp chưa đủ 6 tháng thì Mbq6t = bình quân lương các tháng đã đóng BHXH.

VD: Lương bình quân đóng BH 6 tháng trước khi vợ sinh là: 6.000.000 và bạn được nghỉ 7 ngày (vì vợ sinh mổ). Thì cách tính như sau: 

Mbq6t = (6 x6.000.000đ)/6 tháng = 6.000.000đ

Mức hưởng = 6.000.000/ 24 x 7 = 1.750.000 đồng

 

Chế độ thai sản cho nam đầy đủ và mới nhất 2020

Chế độ thai sản cho nam đầy đủ và mới nhất 2020

Lao động nam được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ không tham gia bảo hiểm

Người lao động nam được hưởng thêm chế độ trợ cấp 1 lần khi thỏa mãn điều kiện:

– LĐ nam có vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Không đóng hoặc đóng không đủ điều kiện. Căn cứ theo Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

– LĐ nam phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh.

– Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên. Trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

Mức trợ cấp 1 lần = 2  x Lương cơ sở tháng

 

Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm có:

Lao động nam cần chuẩn bị:

– Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con. Trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh.

– Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con. Hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ. Nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.

– Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi. Hoặc sinh con phải phẫu thuật.

 

Chế độ thai sản cho nam đầy đủ và mới nhất 2020

Chế độ thai sản cho người lao động đầy đủ và mới nhất 2020

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho nam

Theo điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng gồm:

– Bản sao giấy chứng sinh. Hoặc bản sao giấy khai sinh. Hoặc trích lục khai sinh.

Các trường hợp cụ thể cần: 

Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi. Mà giấy chứng sinh không thể hiện. Thì cần có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện việc vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh. Thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

Thời hạn nộp hồ sơ

– Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động. Họ phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp. DN trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho Cơ quan BH.

Chú ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Nên các bạn làm hồ sơ để hưởng trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con.

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về chế độ, điều kiện, mức hưởng và hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản cho LĐ nam. Nếu bạn có những thắc mắc liên quan về kế toán thuế, bảo hiểm,… Hãy liên hệ ngay với bePro.vn – dịch vụ kế toán chuyên nghiệp để được tư vấn nhé! 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT