Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp chưa phổ biến hiện nay và chưa được nhiều người biết đến. Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi sâu vào bài viết công ty hợp danh là gì trong bài viết mà Bepro chia sẻ dưới đây.

công ty hợp danh là gì

Công ty hợp danh là gì? Các đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh

Công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp được các nhà đầu tư lựa chọn nhưng chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam ngày nay. Theo luật doanh nghiệp năm 2014 tại điều 172 thì công ty hợp danh là một doanh nghiệp mà trong bộ phận nhân sự phải có ít nhất hai thành viên chủ sở hữu chung của công ty, hai thành viên đó cùng nhau hợp tác kinh doanh dưới một hình thức được gọi chung là thành viên hợp danh. 

Bên cạnh đó, các thành viên hợp danh có thể bao gồm thành viên góp vốn nhưng không cần phải có sự tham gia và quản lý của công ty, cũng như không cần quản lý các hoạt động kinh doanh nhân danh của công ty đó.

Đặc điểm của công ty hợp danh 

Công ty hợp danh có rất nhiều đặc điểm khác biệt so với các loại hình công ty khác.

Thành viên công ty hợp danh

Công ty hợp danh cần phải có tối thiểu 2 thành viên theo quy định là chủ sở hữu chung công ty, gọi là thành viên hợp danh.

Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ các trường hợp có được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh của người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty đó để thực hiện tư lợi, phục vụ lợi ích của tổ chức và cá nhân khác.

Thành viên hợp danh sẽ không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu như không được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

công ty hợp danh là gì 01

Thành viên công ty hợp danh

Góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

  • Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn công ty phải góp đủ và đúng như số vốn đã cam kết trước đó.
  • Thành viên hợp danh nếu không đóng góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
  • Thành viên góp vốn không đóng góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết trước số vốn chưa góp đủ thì được xem là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trường hợp này, những thành viên góp vốn có liên quan có thể sẽ bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
  • Tại thời điểm góp đủ vốn như cam kết thì thành viên được cấp giấy phép chứng nhận phần vốn góp.

Tài sản của công ty hợp danh

  • Tài sản góp vốn của các thành viên hợp danh đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty.
  • Tài sản tạo lập được mang tên công ty.
  • Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện việc nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện.
  • Các tài sản khác theo như quy định của pháp luật.

Đại diện theo pháp luật và điều hành hoạt động kinh doanh công ty

  • Các thành viên hợp danh sẽ có quyền đại diện theo pháp luật và có thể tổ chức việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên trong việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực với bên thứ ba khi người đó được biết về các hạn chế đó.
  • Trong việc điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh thì thành viên sẽ phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và tiến hành việc kiểm soát công ty.
  • Khi một số hoặc tất cả các thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết được sẽ được thông qua theo nguyên tắc đa số.
  • Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều sẽ không thuộc vào trách nhiệm của công ty hợp danh, trừ trường hợp các hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp nhận.

công ty hợp danh là gì 02

Đại diện theo pháp luật và điều hành hoạt động kinh doanh công ty

Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Thủ tục tiến hành thành lập một công ty hợp danh sẽ tuân theo các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Cá nhân sẽ nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
  • Bước 2: Phòng đăng ký Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ. Trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
  • Bước 3: Trong thời hạn từ 03 đến 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 4: Doanh nghiệp Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia. Theo đó, nội dung công bố sẽ bao gồm các nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh.
  • Bước 5: Tiến hành thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư.

Hiện nay hầu hết các công ty hợp danh thường được thành lập bởi vốn góp của một công ty và các cá nhân đơn lẻ. Số lượng công ty hợp danh được hành lập hàng năm cũng không nhiều. Do đó nếu bạn đang muốn thành lập loại hình công ty hợp danh này hãy tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan để tránh các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT