Việc kết chuyển thuế GTGT là nghiệp vụ kế toán mà doanh nghiệp thực hiện định kỳ theo quy định. Theo đó, hàng tháng, sau khi cân đối hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra và căn cứ vào biểu thuế suất GTGT để lập tờ khai, bộ phận kế toán của doanh nghiệp, tổ chức sẽ thực hiện việc kết chuyển thuế giá trị gia tăng để tính ra số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau hoặc số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách của nhà nước.

kết chuyển thuế gtgt 02

Cùng tìm hiểu cách kết chuyển thuế giá trị gia tăng mới nhất

Tìm hiểu về thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ giai đoạn sản xuất, lưu thông cho đến tiêu dùng. 

Mục đích kết chuyển thuế GTGT

Kết chuyển thuế nhằm mục đích để đẩy một trong hai tài khoản 1331 hoặc 3331 không còn số dư. Nếu trong quá trình phát sinh tài khoản đó ghi bên Nợ thì khi đặt bút toán kết chuyển tài khoản đó sẽ ghi bên Có.

Để lấy số tiền đưa vào bút toán kết chuyển, nhân viên kế toán phụ trách cần phải so sánh số tiền thuế tổng hợp được trên tài khoản 133 và 3331, lấy số tiền nào nhỏ hơn đặt vào bút toán kết chuyển.

Sau khi thực hiện kết chuyển xong thì cần phải kiểm tra tính hợp lý của nó bằng cách kiểm tra xem dư nợ tài khoản 133 trên phần mềm kế toán có đúng bằng chỉ tiêu 43 trên HTKK hay không, hoặc dư có tài khoản 3331 trong định khoản có khớp với chỉ tiêu 30 trên HTKK hay không. Nếu không cần tìm ra nguyên nhân lệch có thể do hạch toán hoặc do sai ở việc kê khai, từ đó điều chỉnh hợp lý.

Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ

Chỉ có những doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mới thực hiện kết chuyển thuế GTGT.

Kết chuyển thuế giá trị gia tăng cuối kỳ chính là việc bù trừ giữa số thuế GTGT đầu ra doanh nghiệp cần phải nộp với số thuế GTGT đầu vào doanh nghiệp được khấu trừ.

  • Nếu đầu vào nhỏ hơn đầu ra thì sẽ được khấu trừ hết đầu vào => số chênh lệch phải nộp.
  • Nếu đầu vào nhỏ hơn đầu ra thì sẽ được khấu trừ hết đầu ra => số chênh lệch còn được khấu trừ chuyển kỳ sau khấu trừ tiếp.

kết chuyển thuế gtgt 01

Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ

4 bước kết chuyển thuế giá trị gia tăng cuối kỳ

Bước 1: Xác định số thuế GTGT đầu ra cần phải nộp.

Số thuế GTGT đầu ra phải nộp = Số phát sinh có TK 3331 trong kỳ – số phát sinh nợ TK 3331 trong kỳ (các trường hợp phát sinh nợ trong kỳ là những trường hợp hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, điều chỉnh giá… không bao gồm số thuế GTGT đã nộp của kỳ trước).

Bước 2: Xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. 

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cuối kỳ = Dư nợ TK 133 đầu kỳ + phát sinh Nợ TK 133 trong kỳ – Phát sinh có TK 133 trong kỳ (Đây chính là số khi chưa thực hiện bút toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng).

Bước 3: Thực hiện đối chiếu số thuế GTGT đầu ra cần phải nộp với số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Trường hợp 1: Nếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu từ thì sẽ kết chuyển toàn bộ phần thuế GTGT đầu vào khấu trừ. 

Bút toán kết chuyển: Nợ TK 3331/ Có TK 133: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Trường hợp 2: Nếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT được khấu trừ thì kết chuyển toàn bộ số thuế GTGT đầu ra cần phải nộp.

kết chuyển thuế gtgt

4 bước kết chuyển thuế giá trị gia tăng cuối kỳ

Bước 4: Cách kiểm tra việc kết chuyển GTGT giữa kế toán và thuế.

Trường hợp 1: Nếu số thuế GTGT đầu ra cần phải nộp lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì số dư có cuối kỳ 331 bằng số liệu ở chỉ tiêu [40] trên tờ khai thuế GTGT.

Trường hợp 2: Nếu như số thuế đầu vào được khấu trừ nhỏ hơn số thuế GTGT đầu ra phải nộp thì Số dư Nợ TK 133 bằng Số liệu ở chỉ tiêu [43] trên tờ khai thuế GTGT.

Vừa rồi là những hướng dẫn chi tiết về kết chuyển thuế giá trị gia tăng mà công ty dịch vụ kế toán TP HCM Bepro.vn giới thiệu đến bạn. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghiệp vụ kế toán này, chúc bạn thành công!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT