Danh dự là phẩm chất đạo đức cao quý và quan trọng của mỗi con người. Thuật ngữ danh dự nghe quen thuộc nhưng nhiều người vẫn chưa hình dung được vai trò của nó như thế nào. Bài viết dưới đây, BePro sẽ chia sẻ đến bạn đọc kiến thức về danh dự là gì? Danh dự có vai trò như thế nào? Đọc hết bài viết này nhé. 

Danh dự là gì?

Danh dự được hiểu là sự coi trọng, tôn trọng của xã hội dành cho một cá nhân hay tổ chức nào đó. Danh dự được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. 

Danh dự là sự coi trọng đối với một cá nhân nhưng lại mang tính xã hội rất lớn và luôn gắn với một chủ thể nhất định. Nói như vậy bởi lẻ danh dự được hình thành dựa trên những mối quan hệ trong xã hội. Việc mọi người nhìn vào chính là thước đo để đánh giá một cá nhân có danh dự hay không. 

Danh dự của một cá nhân được đánh giá dựa vào những gì mà người đó đã cống hiến thực tế cho xã hội, cho người khác. Mỗi chúng ta ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội. Do đó, mỗi người trong xã hội này đều có danh dự. 

Chúng ta phải luôn gìn giữ và bảo vệ danh dự của bản thân cũng như có thái độ tôn trọng đối với danh dự của người khác. Khi bạn có ý thức giữ gìn danh dự cho bản thân thì đây sẽ là yếu tố giúp bạn có thêm sức mạnh tinh thần để thực hiện những việc tốt. Ngoài ra, đó cũng chính là kim chỉ nam hướng bạn đến những việc thiện và tránh ra cái ác. 

Danh dự là yếu tố quan trọng trong việc khẳng định vai trò cũng như uy tín của một cá nhân hoặc tổ chức, được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, không ai có quyền xâm phạm danh dự của người khác. 

Vai trò của danh dự là gì?

Danh dự là một trong những quyền riêng tư của con người, nó gữ vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Vai trò của danh dự là gì? Đó là tạo sự uy tín đối với xã hội, bản thân người có danh dự là một phẩm chất quan trọng để khẳng định giá trị đạo đức và vẻ đẹp tinh thần của họ. 

Danh dự có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân. Thực tế rằng, những người có danh dự họ sẽ được xã hội tin tưởng và coi trong. Bên cạnh đó, họ còn được giao cho nhiều trọng trách lớn trong công việc. 

Danh dự của mỗi cá nhân hay tổ chức vừa là thành quả của những việc ý nghĩa, vừa là cơ sở để họ tiếp tục thực hiện và phát huy những hành động tốt đẹp trong tương lai. Danh dự không xa vời trừu tượng mà nó gần gũi, mật thiết với con người. Danh dự là phẩm chất đạo đức, lòng tự trọng mà mỗi con người nên thường xuyên xây đắp và bồi dưỡng. 

Danh dự không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, chức vụ hay nghề nghiệp, giới tính. Người có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng và chức vụ cao thì danh dự của họ trong xã hội càng lớn. Do đó, cần làm gương, bảo vệ và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp này. 

Xúc phạm danh dự là gì?

Xúc phạm danh dự là gì? Theo đó, xúc phạm danh dự là hành vi sử dụng những lời lẽ khó nghe, mang tính sỉ nhục, thô bạo nhằm mục đích là hạ thấp giá trị của người khác. 

Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp xúc phạm danh dự người khác không chỉ ngoài đời mà còn trên mạng xã hội. Ngày nay, nó dần trở thành một điều quen thuộc khi các trang mạng xã hội là nơi để mọi người văng tục, nói xấu, sỉ nhục một ai đó.

Xúc phạm danh dự là hành vi đáng lên án. Những lời nhục mạ, xúc phạm, vu khống làm cho mọi người mất lòng tin vào cá nhân, tổ chức và gây nên những hậu quả nặng nề về giá trị và niềm tin.  

Bôi nhọ danh dự là gì?

Cũng tương tự như hành vi xúc phạm danh dự người khác, bôi nhọ danh dự là việc làm vi phạm quy định của pháp luật. Những hành vi này sẽ bị kiện và xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ. 

Quy định của pháp luật về tội xúc phạm và bôi nhọ danh dự người khác 

Sau khi tìm hiểu về danh dự là gì? Xúc phạm và bôi nhọ danh dự là gì? Thì câu hỏi được đặt ra là những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào? Theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về chế tài với những hành vi được coi là xúc phạm danh dự của người khác như sau: 

Tại Điều 155 Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội làm nhục người khác với mức phạt như sau: 

Thứ nhất, người nào xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác thì phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc cải tạo không giảm đến 3 tháng.

Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm, cụ thể: Phạm tội 2 lần trở lên, đối với 2 người trở lên, lợi dụng chức quyền và quyền hạn, đối với người đang thi hành công vụ, đối với người dạy dỗ và nuôi dưỡng cho mình, sử dụng mạng máy tính hoặc phương tiện điện tử để phạm tội, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% -60%. 

Thứ ba, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm, cụ thể: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, làm nạn nhân tự sát. 

Thứ tư, phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. 

Ngoài ra, tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm danh dự của người khác như sau: 

Phạt cảnh cáo hoặc tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác. 

 Kết luận 

Bài viết trên nhằm chia sẻ một số kiến thức về danh dự là gì? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

Thẻ: danh dự

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT