Đăng ký địa chỉ thường trú là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với mỗi công dân. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu địa chỉ thường trú là gì, các vấn đề liên quan đến thủ tục này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những điểm nổi bật của việc đăng ký thường trú theo Luật Cư trú 2020. 

Địa chỉ thường trú là gì?

Hiện nay, pháp luật không ghi nhận thế nào là ”địa chỉ thường trú”. Song, chúng ta có thể căn cứ vào khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020, “Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú”.

Như vậy, để được coi là địa chỉ thường trú, cần phải đáp ứng 03 điều kiện sau:

– Là nơi công dân sinh sống ổn định;

– Là nơi công dân sinh sống lâu dài;

– Và đã được đăng ký thường trú. 

Nghĩa là, nếu một người sinh sống ổn định và lâu dài tại một địa điểm, nhưng không đăng ký thường trú, thì địa chỉ, hoặc nơi cư trú hiện tại của người đó cũng không được công nhận là địa chỉ thường trú. 

Những địa điểm không được đăng ký thường trú mới

Kể từ khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực từ ngày 01/07/2021, việc đăng ký địa chỉ thường trú có những thay đổi đáng kể. Điểm qua 05 địa điểm không thể đăng ký thường trú được quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020, bao gồm:

– Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

– Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.

– Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường

– Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, dù người dân có đã sinh sống ổn định, lâu dài tại những địa điểm trên, thì cũng không thể tiến hành đăng ký địa chỉ thường trú tại cơ quan có thẩm quyền. 

Sự khác nhau giữa địa chỉ thường trú và tạm trú

Ở phần trên, chúng tôi đã đã giải thích địa chỉ thường trú là gì. Song, trên thực tế, có rất nhiều người còn sự nhầm lẫn giữa địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú. Dưới đây là một vài điểm khác biệt nổi bật giữa khái niệm trên. 

TIÊU CHÍ ĐỊA CHỈ THƯỜNG TRÚ ĐỊA CHỈ TẠM TRÚ

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Chương IV Luật Cư trú 2020  Chương V Luật Cư trú 2020 

ĐỊNH NGHĨA

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sng trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

THỜI GIAN ĐĂNG KÝ

Không có thời hạn – Tối đa 02 năm;

– Được gia hạn nhiều lần.

ĐIỀU KIỆN

1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp:

5. Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý.

7. Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.

8. Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.

HẠN PHẢI ĐĂNG KÝ

12 tháng kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện. – Không quy định;

– Sinh sống trên 30 ngày phải đăng ký. 

Đăng ký thường trú tại đâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú 2020, “Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú”. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký cư trú gồm: Công an xã, công an huyện (nếu đơn vị đó không có đơn vị hành chính cấp xã). 

Kết luận

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về đăng ký thường trú là gì? Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT