Điểm sàn là mức điểm quan trọng mà các học sinh chuẩn bị thi THPT quốc gia cần chú ý. Đây là mức điểm mà Bộ GD&ĐT cũng như các trường Đại học và Cao đẳng đề ra để phục vụ cho công tác tuyển sinh. Vậy điểm sàn là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến thí sinh? Hãy cùng đọc hết bài viết này, BePro sẽ giải thích và cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về điểm sàn. 

Điểm sàn là gì?

Điểm sàn được hiểu một cách đơn giản là mức điểm tối thiểu mà sinh viên phải đạt được để các trường Đại học hoặc Cao đẳng lấy làm cơ sở tiến hành tuyển sinh. Điểm sàn được xem là mức điểm ngưỡng chất lượng đầu vào, ngưỡng tối thiểu để nộp nguyện vọng. Do đó, các trường không được phép tuyển những thí sinh có mức điểm thấp hơn điểm sàn đưa ra năm đó. 

Trước đây, điểm sàn của toàn bộ các trường Đại học hay Cao đẳng trên toàn quốc đều do Bộ GD&ĐT quy định. Tuy nhiên, từ năm 2018 trở đi, Bộ GD&ĐT chỉ quy định mức điểm sàn đối với các ngành như giáo viên, y khoa, y học cổ truyền, răng hàm mặt,…còn lại những ngành khác sẽ do các trường Đại học hay Cao đẳng tự chủ. Điểm sàn của các ngành học trong một trường thường khác nhau và bằng hoặc thấp hơn điểm chuẩn.

Tiêu chí tối thiểu để nộp nguyện vọng là thí sinh phải đảm bảo điểm thi của mình cao hơn hoặc bằng điểm sàn của trường Đại học hay Cao đẳng đó. Điểm sàn giữa các ngành học và các trường sẽ khác nhau. Nó được đưa ra dựa trên chỉ tiêu sinh viên của trường cũng như dựa vào điểm thi năm đó của thí sinh. 

Những quy định về điểm sàn có ý nghĩa quan trọng đối với các trường, bởi lẽ nó là ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào, đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh cũng như đảm bảo số lượng đơn đăng ký vào các nhóm ngành của trường. Đây là điều kiện tiên quyết mà thí sinh phải đảm bảo khi nộp nguyện vọng vào bất kỳ trường nào. 

Thông thường điểm sàn sẽ được công bố sau khi thí sinh biết điểm thi THPT quốc gia. Dựa vào đó, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng cả mình cũng như lựa chọn ngành học phù hợp với điểm thi của bản thân. 

Điểm chuẩn là gì?

Điểm chuẩn thường được gọi là điểm trúng tuyển là mức điểm thí sinh cần đạt được để đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành học của trường mà mình đã đăng ký. Nếu như điểm xét tuyển là điều kiện cần thì điểm chuẩn chính là điều kiện đủ. Thông thường điểm chuẩn sẽ lớn hơn hoặc bằng điểm xét tuyển. 

Ví dụ: Trường đại học M có điểm xét tuyển là 20 nhưng điểm chuẩn là 22. Điều này thể hiện tại mức điểm 22 nhà trường đã tuyển đủ chỉ tiêu, nếu lấy điểm chuẩn 20 thì trường sẽ bị vượt chỉ tiêu. 

Điểm chuẩn được đưa ra sau khi thí sinh biết điểm thi THPT quốc gia và khi thí sinh đã hoàn thành xong việc đăng ký nguyện vọng. Điểm chuẩn của từng ngành được xác định bằng cách lấy từ trên xuống dưới điểm của các nguyện vọng đăng ký vào ngành. Điểm chuẩn được lấy đến khi trường đủ chỉ tiêu cho ngành đó. 

Tuy nhiên, sẽ xảy ra một số trường hợp như có nhiều thí sinh có mức điểm ngang nhau nằm cuối danh sách. Trong trường hợp này, các trường sẽ xét những thí sinh này theo tiêu chí phụ như điểm trung bình 3 năm cấp ba hoặc xét theo diện liên kết với trường để lựa chọn được thí sinh trúng tuyển. Do đó, thí sinh dù có điểm thi bằng với điểm chuẩn cũng chưa chắc sẽ được đậu. Vì vậy, thí sinh nên nộp vào các nguyện vọng có mức điểm xét tuyển thấp hơn điểm của mình để gia tăng cơ hội trúng tuyển. 

Điểm xét tuyển là gì?

 

Điểm xét tuyển là điểm mà các trường đưa ra để nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh. Điểm xét tuyển không thấp hơn điểm sàn. Điểm xét tuyển giúp sàng lọc những hồ sơ không đạt yêu cầu và làm gia tăng chất lượng đầu vào cho trường. 

Điểm sàn và điểm chuẩn có gì khác nhau

Tiêu chí Điểm sàn Điểm chuẩn
Mức độ Là ngưỡng điểm tối thiểu mà thí sinh cần đạt được Cao hơn điểm sàn hoặc bằng điểm sàn. Nhưng đa số sẽ cao hơn. 
Thời gian công bố Công bố trước hoặc trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh Công bố sau khi kết thúc thời gian điều chỉnh nguyện vọng
Tính chất – Điểm sàn mang tính chất tham khảo, giúp các trường sàng lọc và đảm bảo đầu vào.

– Thí sinh nên nộp nguyện vọng khi điểm thi cao hơn điểm sàn sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển

Là điều kiện đủ để trúng tuyển vào ngành học đã đăng ký

Mức độ ảnh hưởng của điểm chuẩn và điểm sàn đối với thí sinh

Các trường sẽ công bố điểm chuẩn dựa vào chỉ tiêu tuyển sinh và số điểm của các thí sinh đã đăng ký. Nếu thí sinh lựa chọn đăng ký vào ngôi trường có mức độ đăng ký cao, nhiều thí sinh đăng ký thì tỷ lệ cạnh tranh sẽ rất cao và khốc liệt. Do đó, thí sinh cần nghiên cứu kỹ điểm sàn của ngành học thuộc trường mà mình muốn đăng ký so với các năm trước để xem mức độ dao động điểm như thế nào. Từ có có phương án xét tuyển hợp lý.

Điểm thi của thí sinh cao hơn điểm sàn thì cơ hội trúng tuyển sẽ càng cao. Do đó, nên nộp nguyện vọng vào ngành học mà điểm sàn thấp hơn điểm thi để tránh tâm lý sợ và lo lắng.

Trong quá trình điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh nên xem xét và so sánh điểm chuẩn của ngành mình muốn xét tuyển ở các năm trước với điểm thi thực tế để sắp xếp nguyện vọng hợp lý và gia tăng khả năng đậu.  

Cách tính điểm xét tuyển đại học

Điểm xét tuyển đại học sẽ được tính theo công thức sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm môn M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

Điểm M1,  M2, M3 là điểm của 3 môn thi trong thành phần tổ hợp mà thí sinh đăng ký.

Điểm ưu tiên được xác định theo Điều 7 Thông tư 08/2022/TT. Theo đó điểm ưu tiên gồm: Điểm ưu tiên theo khu vực và điểm ưu tiên theo chế độ chính sách. 

Đối với điểm ưu tiên theo khu vực:

  • Khu vực 1: Những xã hoặc thôn đặc biệt khó khăn thuộc dân tộc hay miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Xã đặc biệt khó khăn theo diện đầu tư của Chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ. Khu vực 1 được cộng 0,75 điểm.
  • Khu vực 2 nông thôn: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3. Khu vực này được cộng 0,5 điểm.
  • Khu vực 2: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, ngoại trừ các thành phố trực thuộc Trung ương. Khu vực này được cộng 0,25 điểm.
  • Khu vực 3: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Khu vực này không được cộng điểm. 

Đối với điểm ưu tiên theo chế độ chính sách:

  • Nhóm ưu tiên 1: Gồm 4 nhóm đối tượng. Khu vực này được cộng 2 điểm.
  • Nhóm ưu tiên 2: Gồm 3 nhóm đối tượng. Khu vực này được cộng 1 điểm. 

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về điểm sàn là gì và những thông tin liên quan đến điểm sàn. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT