Điều lệ công ty là một trong những văn bản quan trọng trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp dù trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. Cùng tìm hiểu về điều luật công ty là gì trong bài viết mà Bepro.vn chia sẻ ngay sau đây!

điều lệ công ty 01

Các yêu cầu khi xây dựng điều lệ công ty

Điều lệ công ty là gì?

Điều lệ công ty là bản thỏa thuận giữa những người là chủ sở hữu công ty với nhau, đây là sự cam kết, ràng buộc với các thành viên trong một luật lệ chung, được soạn thảo căn cứ trên những khuôn mẫu chung của pháp luận; để ấn định các nguyên tắc về cách thức thành lập; quản lý, hoạt động và giải thể của doanh nghiệp.

Đặc điểm của điều lệ công ty

Điều lệ công ty được xem là luật lệ cơ bản nhất của doanh nghiệp. Đây là căn cứ pháp lý đầu tiên và là quan trọng nhất khi có các tranh chấp xảy ra, được đưa ra làm cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và các vấn đề phát sinh của doanh nghiệp.

Điều lệ do doanh nghiệp tự lập nên sẽ có nội dung căn cứ theo các quy định về pháp luật doanh nghiệp và không được trái với các quy định của pháp luật.

Điều lệ là bản cam kết của các thành viên của doanh nghiệp về việc thành lập công ty; quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. 

Việc xác lập, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ điều lệ của công ty cần phải thực hiện việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Điều lệ bao gồm điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và điều lệ được sửa đổ;  bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

điều lệ công ty 02

Đặc điểm của điều lệ công ty

Nội dung của điều lệ công ty

Căn cứ theo như quy định tại điều 25 luật doanh nghiệp 2014; điều lệ cần phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp và tên; địa chỉ chi nhánh; văn phòng đại diện nếu có.
  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp: Đối với công ty cổ phần cần có thêm nội dung tổng số cổ phần; loại cổ phần và mệnh giá của từng loại cổ phần.
  • Ngành, nghề kinh doanh của công ty.
  • Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh nếu là công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty; thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập nếu là công ty cổ phần.
  • Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên nếu là công ty TNHH và công ty hợp danh; số cổ phần; loại cổ phần; mệnh giá cổ phần của từng loại của cổ đông sáng lập nếu là công ty cổ phần.
  • Cơ cấu tổ chức quản lý công ty.
  • Quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; đối với công ty hợp danh; quyền và nghĩa vụ của các cổ đông đối với những người trong điều kiện thành lập công ty cổ phần.
  • Người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
  • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
  • Thể thức thông qua quyết định định; nghị quyết của công ty.
  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và nguyên tắc xử lý lỗ trong hoạt động kinh doanh.
  • Căn cứ và phương xác định thù lao; tiền lương và thưởng cho người quản lý và kiểm soát viên trong doanh nghiệp.
  • Trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; hoặc cũng có thể mua lại cổ phần đối với công ty cổ phần.
  • Những trường hợp mà doanh nghiệp giải thể; trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp.
  • Thể thức sửa đổi và bổ sung các điều lệ của công ty.

Theo đó, điều lệ công ty ngoài các nội dung chủ yếu được quy định như trên thì có quyền quy định thêm một số điều khoản khác; tùy theo đặc trưng của công ty mình xuất phát từ thực tiễn của tổ chức; quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty.

điều lệ công ty

Nội dung của điều lệ

Nguyên tắc xây dựng Điều lệ

Để tiến hành việc soạn thảo một bản điều lệ công ty hoàn chỉnh và phù hợp với các quy định của pháp luật; doanh nghiệp buộc phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản nhất định.

Điều lệ phải đảm bảo đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định của luật Doanh nghiệp 2014; không được trái với các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan như Luật doanh nghiệp; luật dân sự; thương mại; pháp luật về thuế và kế toán…

Khi soạn thảo điều lệ cần phải dựa vào nguyên tắc tự nguyện; thỏa thuận. Điều lệ là một hợp đồng của nhiều bên quy định về quyền của các bên; quy định việc tổ chức; quản lý các hoạt động của doanh nghiệp.

Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp cần phải có họ; tên; chữ ký của những người sau đây theo quy định:

  • Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
  • Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Cổ đông sáng lập là cá nhân và là người đại diện theo pháp luật; hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.

Cuối cùng, khi muốn sửa đổi, bổ sung điều lệ thì bắt buộc phải có họ; tên và chữ ký của những người có thẩm quyền trong công ty theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014.

Vừa rồi là những giới thiệu cơ bản về điều lệ công ty mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp được nhiều trong việc lập điều lệ công ty.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT