Độc quyền cùng với cạnh tranh là hai phạm trù đối lập nhau trong nền kinh tế. Độc quyền có những tác động mạnh mẽ đến các hoạt động của thị trường. Vậy độc quyền là gì? Nguyên nhân xuất hiện độc quyền là gì? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

 

Độc quyền là gì?

Độc quyền là hiện tượng xuất hiện trên thị trường khi một công ty hoặc một nhóm các công ty liên kết với nhau nhằm chiếm giữ vị trí duy nhất trong một lĩnh vực nhất định như cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Việc độc quyền của sản phẩm cho phép họ kiểm soát toàn bộ lượng sản phẩm bán ra thị trường, giá bán và khoản lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ đó.

Việc giữ được thế độc quyền trong cung ứng dịch vụ, sản phẩm đã giúp nhiều công ty chiếm được ưu thế lớn trên thị trường, đặc biệt là những ngành nghề, sản phẩm thiết yếu. Đồng thời còn giúp cho các công ty hạn chế được tối đa sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác trên thị trường.

Về bản chất thì độc quyền được xác định là hậu quả tất yếu sẽ xảy đến trong quá trình cạnh tranh không được định hướng và chịu sự điều chỉnh của bất cứ yếu tố nào cụ thể. Xuất phát điểm từ việc tôn trọng sự cạnh tranh lành mạnh, nhiều thành phần bắt đầu chuyển dịch sang quá trình cạnh tranh không lành mạnh, điều này dần dần đòi hỏi những công ty khác cần phải tạo ra sự độc quyền cho chính minh trong thị trường cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Nguyên nhân xuất hiện độc quyền

Nguyên nhân xuất hiện độc quyền là gì? Theo đó, độc quyền có thể xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do:

Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh

Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi. Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả các doanh nghiệp khác đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì doanh nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyền.

Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường

Nhiều doanh nghiệp trở thành độc quyền là nhờ được chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó. Chẳng hạn các địa phương cho phép một công ty duy nhất cung cấp nước sạch cho địa phương mình.

Ngoài ra, với những ngành được coi là chủ đạo của quốc gia, chính phủ thường tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước. Có lẽ không có ai phản đối rằng, quốc phòng hay công nghiệp sản xuất vũ khí nên do chính phủ nắm giữ, vì nó liên quan đến an ninh đất nước.

Nhưng có nhiều ngành khác thì sự độc quyền của nhà nước lại không dễ thuyết phục đến như vậy. Ví dụ, ngành hàng không ở Việt Nam gần như độc quyền trong thị trường nội địa (nếu không kể đến sự có mặt rất mờ nhạt của Pacific Airlines), trong khi nhiều nước khác nó lại có sự góp mặt của nhiều hãng lớn cạnh tranh gay gắt với nhau.

Độc quyền do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ

Chế độ bản quyền là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của những nhà phát minh, khuyến khích họ đầu tư công sức, thời gian và tiền của vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động và đời sống tinh thần cho xã hội.

Nhưng chính những quy định này đã tạo cho người có bản quyền một vị thế độc quyền lớn, tuy không phải vĩnh cửu (vị thế này còn tùy thuộc vào thời hạn giữ bản quyền được quy định ở từng nước).

Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt

Việc nắm giữ được một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó cũng sẽ giúp người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường.

Chẳng hạn, vì những mỏ kim cương lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi nên quốc gia này đã có một lợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương mà các quốc gia khác không thể có.

Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất

Do tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng dần theo quy mô đã khiến việc có nhiều hãng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những hãng mới. Trường hợp này còn được gọi là độc quyền tự nhiên.

Ưu điểm của độc quyền là gì

Mặc dù đây được xem là một trong những bước tất yếu của quá trình phát triển thị trường, tuy nhiên về bản chất thì độc quyền cũng đã đem lại những ưu điểm và hạn chế nhất định, cụ thể về những ưu điểm như:

Quy mô kinh tế

Các công ty chiếm vị thế độc quyền có thể được hưởng phần lợi ích lớn từ việc quy mô kinh tế, tức là mở rộng về quy mô kinh tế, dẫn đến việc chi phí sẽ thấp hơn so với mặt bằng chung, điều này sẽ có thể giúp cho cộng đồng người tiêu dùng có thể sử dụng các mặt hàng có tính “độc quyền” với mức giá rẻ hơn.

Nghiên cứu và phát triển

Hiểu về bản chất của sự độc quyền là gì nên những công ty độc quyền sẽ tận dụng tối đa để thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh độc quyền này, sau đó đầu tư vào quá trình nghiên cứu, phát triển. Đồng thời còn có thể tiến hành tích lũy khoản tài chính lớn để sử dụng vào những thời điểm khó khăn.

Dẫn chứng cụ thể nhất cho ưu điểm này chính là việc độc quyền trong các công ty dược phẩm. Đây là tổ hợp của cả một công trình phức tạp, từ việc đầu tư, nghiên cứu, thử nghiệm đến sản xuất sản phẩm với nhiều rủi ro có thể gặp phải.

Do vậy các sản phẩm này cần phải đảm bảo tính độc quyền, vì những ngành nghề đòi hỏi sự đầu tư lớn và gặp nhiều rủi ro như vậy thì việc phải cạnh tranh như vậy sẽ là không phù hợp với tiến trình phát triển công ty.

Phần lợi nhuận lớn mà các công ty độc quyền thu được sẽ có thể được sử dụng cho quá trình nghiên cứu, phát minh và thử nghiệm sản phẩm. Điều này giúp các công ty đảm bảo được sự độc quyền trong sản phẩm của mình, đồng thời ngày càng cải tiến chất lượng sản phẩm trên thị trường.

Có được sức mạnh độc quyền

Hiểu một cách đơn giản thì các công ty sẽ dễ dàng đạt và giữ vững được sự độc quyền khi họ đã làm tốt hơn các đối thủ trong cùng một ngành nghề đó. Đồng nghĩa với việc danh tiếng của họ cũng sẽ lớn mạnh và có sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều so với các công ty khác trong cùng một lĩnh vực.

Nhược điểm của độc quyền là gì?

Mọi vấn đề đều có ưu và nhược điểm, độc quyền cũng vậy. Bên trên, BePro đã nêu rõ những ưu điểm mà vấn đề này mang lại, tiếp theo mời bạn đọc tìm hiểu về những hạn chế của độc quyền mang lại. Cụ thể: 

Độc quyền được xác định là sự khuyết tật của nền kinh tế thị trường.

Bởi các nước nằm trong nhóm phát triển sẽ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát tính độc quyền trong lĩnh vực mình đang thống trị, vô hình chung làm hạn chế sự lớn mạnh, đa dạng trong lĩnh vực đó.

Giá độc quyền thường được xác định là cao hơn so với mức giá trung bình.

Do các công ty khi đã có tính độc quyền trong mỗi sản phẩm, dịch vụ thì họ thường không lo ngại về vấn đề mất khách hàng vào tay đối thủ. Điều này đã khiến cho đại bộ phần đa số người dân khó tiếp cận đến được với những sản phẩm, dịch vụ độc quyền đó.

Do duy trì tính độc quyền trên thị trường nên khiến cho những đối thủ cạnh tranh khác không thể gia nhập vào thị trường. Điều này đã tạo chỗ đứng tuyệt đối cho những công ty độc quyền, tuy nhiên lại khiến cho thị trường phân phối sản phẩm và phân khúc người dung không đạt được hiệu quả cao như mong đợi.

Ngoài ra việc chiếm giữ thị trường quá lâu nên sẽ không tạo ra được động lực đổi mới cho những công ty độc quyền. Đồng nghĩa với việc khi những công ty đối thủ đang tiến hành cải tiến, nâng cao sản phẩm của mình và ngày càng đạt được vị thế trong lòng người tiêu dùng thì những công ty độc quyền khi này sẽ dề dàng bị tụt lùi về phía sau.

Sự độc quyền đi kèm với giá phân phối sản phẩm quá cao đã làm hạn chế đối tượng người tiêu dùng, đồng thời trong một thị trường độc quyền thì chính người tiêu dùng lại không có quá nhiều sự lựa chọn cho chính sản phẩm mà họ sẽ sử dụng. Điều này về lâu dài sản tạo ra sự khó chịu cho chính người tiêu dùng.

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật kiểm soát độc quyền 

Để hạn chế những hậu quả của độc quyền gây ra cho nền kinh tế và xã hội, Pháp luật về kiểm soát độc quyền đã đưa ra các điều luật nhằm điều chỉnh các đối tượng:

 Lạm dụng vị trí ưu thế (hay vị trí độc quyền) trên thị trường.

Thông đồng, thỏa thuận ngầm nhằm ngăn cản, hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

Tập trung kinh tế làm hạn chế, ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường (liên kết, sáp nhập doanh nghiệp mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp… để chiếm vị trí độc quyền).

Kết luận

Bài viết trên nhằm cung cấp cho bạn một số thông tin về độc quyền là gì? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT