Giấy xác nhận dân sự là một loại giấy tờ vô cùng cần thiết. Vậy giấy xác nhận dân sự là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Giấy xác nhận dân sự được yêu cầu khá nhiều trong các giấy tờ hành chính hiện nay, đặc biệt là khi đi xin việc, đi xuất khẩu lao động… 

Vậy giấy xác nhận dân sự gồm những nội dung gì và làm thế nào để được cấp giấy xác nhận dân sự? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Giấy xác nhận nhân sự là gì?

Giấy xác nhận dân sự là văn bản được dùng để chứng minh và xác nhận việc công dân không vi phạm các chủ trương của Đảng và Nhà nước, không vi phạm pháp luật và không có tiền án, tiền sự. Qua đó, các cơ quan, các nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào đơn này để kiểm tra thông tin về nhân thân của ứng viên trước khi đưa vào làm việc.

Giấy xác nhận dân sự là một loại giấy tờ khá quan trọng

Mục đích

Giấy xác nhận dân sự thường được sử dụng cho các mục đích:

– Làm hồ sơ xin việc;

– Làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động;

– Làm hồ sơ kết nạp Đảng;

– Làm hồ sơ tốt nghiệp…

Hiện nay, do chưa có mẫu giấy xác nhận dân sự thống nhất cụ thể nên có thể tham khảo thêm các mẫu có sẵn do địa phương cung cấp hoặc do địa phương hướng dẫn. Thông thường, giấy xác nhận dân sự sẽ bao gồm các thông tin:

– Tên, địa chỉ thường trú của người xin xác nhận;

– Họ, tên, địa chỉ thường trú của bố, mẹ;

– Họ tên, địa chỉ thường trú của vợ, chồng;

– Phần cam đoan hoặc xác nhận

– Phần thông tin xác thực của địa phương.

Hồ sơ xin giấy xác nhận dân sự

Như đã đề cập ở trên, do chưa có mẫu giấy xác nhận dân sự thống nhất nên người dâm thường sẽ trình bày theo đúng văn phong của các loại giấy tờ hành chính kèm theo đầy đủ các loại giấy tờ. 

Dựa vào việc tiếp xúc thực tế tại cơ quan ở tỉnh, thành phố chúng tôi sẽ giới thiệu về hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ cụ thể như sau:

– Đơn xin xác nhận dân sự

Cần ghi rõ các thông tin cần thiết gồm họ tên người xin xác nhận, địa chỉ nơi thường trú, họ tên của bố mẹ, địa chỉ thường trú của bố mẹ, họ tên và địa chỉ thường trú của vợ hoặc chồng, cam đoan thông tin là đúng chính xác và ký rõ họ và tên.

– Giấy tờ như căn cước công dân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn giá trị hiệu lực)

– Sổ hộ khẩu/ sổ tạm trú hoặc giấy tờ khác ghi nhận thông tin chứng minh cá nhân đó cư trú ở địa phương đó.

Thủ tục xin giấy xác nhận dân sự

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết

Về hồ sơ, có thể tham khảo trong nội dung mục trên của bài viết này.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, mang giấy tờ trên nộp tại công an của xã/ phường/ thị trấn nơi công dân đó cư trú.

Bước 3: Xác nhận thông tin

Nhận được hồ sơ mà chủ thể cung cấp và yêu cầu cấp giấy xác nhận dân sự thì cán bộ công an kiểm tra thông tin giấy tờ của người nộp đơn, cùng xác định đúng thẩm quyền giải quyết chưa. Sau đó, tìm thông tin trên hệ thống thông tin của họ để xác nhận vào giấy những thông tin yêu cầu.

Cán bộ ghi xong thông tin thì ký và xác nhận đóng dấu, người yêu cầu ký và xác nhận rõ họ và tên.

Bước 4: Nhận kết quả giấy xác nhận

Tiếp đó, người yêu cầu được nhận được giấy xác nhận dân sự

Giấy xác nhận dân sự xin ở đâu

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, công dân mang các giấy tờ này đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc UBND xã, phường nơi công dân cư trú.

Thực tế, không phải địa phương nào cũng cấp giấy xác nhận dân sự, do vậy cá nhân có thể làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại sở tư pháp, tùy thuộc vào trường hợp mà chủ thể có thể xin mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2 theo quy định.

Xin giấy xác nhận dân sự ở nơi tạm trú được không?

Việc xin xác nhận dân sự tại nơi đăng ký tạm trú sẽ không được thực hiện, người có nhu cầu xin giấy xác nhận bắt buộc vào về nơi mình đăng ký thường trú để xin xác nhận.

Mẫu giấy xác nhận dân sự

Cách viết giấy xác nhận dân sự như thế nào?

Khi làm Giấy xác nhận dân sự cần điền đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến cá nhân cũng như trình bày nguyện vọng xác nhận dân sự của mình để được các cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết. Cụ thể:

– Thông tin cá nhân: Điền đầy đủ thông tin gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, địa chỉ, nơi công tác…

– Thông tin nhân thân: Ở phần này, người làm đơn điền đầy đủ thông tin của bố, mẹ, vợ, chồng gồm: Họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú…

– Mục đích xin xác nhận: Người làm đơn trình bày nguyện vọng của mình xin cơ quan chính quyền xác nhận cho bản thân người làm đơn không vi phạm những quy định của pháp luật và địa phương đang sống.

– Phần cuối đơn: Người làm đơn cam kết các thông tin ghi trong đơn là đúng sự thật, sau đó ký và ghi rõ họ tên vào đơn.

Xin giấy xác nhận nhân sự đi làm

Khi đi xin việc, ở một số nơi nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên cung cấp giấy xác nhận dân sự bởi đây là cơ sở để các nhà tuyển dụng kiểm tra thông tin cá nhân của một người có chấp hành tốt các quy định của pháp luật, đảm bảo không vi phạm pháp luật và không có tiền án, tiền sự. 

Một số nhà tuyển dụng yêu cầu Giấy xác nhận dân sự 

Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật không có quy định về giấy này nên một số cơ quan công an có thể từ chối cấp, trường hợp này thì có thể thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp xin cấp tại sở tư pháp nơi có hộ khẩu thường trú.

KẾT LUẬN

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về giấy xác nhận dân sự và những thông tin liên quan. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT